Thủ lĩnh đoàn trường truyền ngọn lửa đam mê môn Sử

GD&TĐ - Thầy giáo trẻ Phạm Phú Hoành, giáo viên môn Sử, Bí thư Đoàn trường - Trường cấp 2 - 3 Lương Thế Vinh (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, qua đó góp phần truyền ngọn lửa đam mê môn Sử đến học sinh...

Thầy Phạm Phú Hoành trong một giờ lên lớp      Ảnh: Vũ Bình.
Thầy Phạm Phú Hoành trong một giờ lên lớp Ảnh: Vũ Bình.

Truyền cảm hứng vào môn Sử

Tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh với tấm bằng khá, năm 2007 thầy Hoành về công tác tại Trường cấp 2 - 3 Lương Thế Vinh.

Nói về cơ duyên đến với nghề dạy Sử, thầy Hoành chia sẻ: Lúc đang học phổ thông thấy thế hệ trẻ thường xem những phim, ảnh nước ngoài, nhất là Trung Quốc, trong khi đó, lại ít quan tâm, chú ý đến lịch sử nước nhà. Vì thế tôi quyết tâm thi vào ngành Sư phạm Sử để truyền cảm hứng học lịch sử dân tộc cho các em.

Để trở thành giáo viên giỏi, ngoài học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, thầy Hoành luôn chủ động nghiên cứu, trau dồi kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để biến những giờ học lịch sử khô khan, nhàm chán trở nên sinh động, cuốn hút, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, ngoài học lý thuyết trên lớp, thầy thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn thông qua những địa chỉ đỏ như Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bộ chỉ huy miền Tà Thiết hoặc gặp gỡ các gia đình chính sách, nhân chứng lịch sử…

Những giờ học trên lớp, ngoài việc truyền đạt cho học sinh về kiến thức lịch sử, thầy còn giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Để những bài học gần gũi, dễ nhớ thầy linh hoạt áp dụng thực tiễn cuộc sống, giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội.

Thầy cho biết, để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, ngoài học lý thuyết trên lớp, thầy thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn thông qua những địa chỉ đỏ như Khu bảo tồn văn hóa sóc Bom Bo, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bộ chỉ huy miền Tà Thiết hoặc gặp gỡ các gia đình chính sách, nhân chứng lịch sử…

Với niềm đam mê, tâm huyết và bề dày kinh nghiệm, 6 năm trở lại đây thầy Hoành đều được nhà trường giao trọng trách bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh cuối cấp. Đồng thời là giáo viên Sử nòng cốt của Sở GD&ĐT.

Theo đó, đội tuyển học sinh giỏi Sử của trường nhiều năm liền đều đoạt giải lớp 12 cấp tỉnh và đoạt huy chương trong kỳ thi Olympic 19-5.

Đặc biệt, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Sử năm học 2017 - 2018, thầy Hoành đã xuất sắc giành giải Nhất khi lần đầu tiên tham dự với số điểm 2 tiết thực hành cao nhất tỉnh lần lượt là 19,25/20 và 19,5/20.

Nhiệt huyết với phong trào Đoàn

Thầy Phạm Phú Hoành trong tiết dạy Lịch sử lớp 12 Ảnh: Vũ Bình.
Thầy Phạm Phú Hoành trong tiết dạy Lịch sử lớp 12  Ảnh: Vũ Bình.

Không những dạy giỏi, thầy Hoành được biết đến là cán bộ Đoàn gương mẫu, nhiệt huyết với phong trào thanh niên. Từ khi được giao trọng trách Bí thư Đoàn trường, thầy đã có nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả.

Xác định việc đẩy mạnh phong trào học và làm theo Bác là một trong những biện pháp hữu hiệu trong giáo dục, rèn luyện ý thức, đạo đức lối sống cho đoàn viên thanh niên, thầy đã chủ động nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thiết thực phù hợp với đặc thù của đơn vị.

Để tiết chào cờ đầu tuần trở nên sinh động, Ban chấp hành Đoàn trường đã xây dựng nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để học sinh đón tuần học mới tràn đầy năng lượng.

Thay vì phải bình xét thi đua giữa các lớp, các khối như trước đây thì tiết chào cờ hiện nay Đoàn trường chỉ dành ít phút nhận xét những ưu, khuyết điểm, còn xếp loại thi đua các lớp được niêm yết tại bảng tin để học sinh tự theo dõi.

Thực hiện tiết chào cờ thân thiện, hàng tuần trường tổ chức cho 1 lớp thay phiên kể một câu chuyện về Bác hoặc gương người tốt, việc tốt để đoàn viên, học sinh học tập và noi theo. Đồng thời hằng tháng, mỗi lớp bình xét 1 đoàn viên, đội viên xuất sắc trong học tập, rèn luyện để nhà trường tuyên dương, khen thưởng nhằm tạo động lực cho các em phấn đấu.

Giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh cũng luôn được thầy Hoành quan tâm, chú trọng. Đoàn trường thành lập 3 đội thanh niên tình nguyện ở 3 khối thay phiên nhau nhận chăm sóc, hỗ trợ 1 gia đình chính sách trên địa bàn, 1 tháng/lần.

Ngoài ra, còn tổ chức cho các đội tình nguyện trải nghiệm về nguồn thông qua các địa chỉ đỏ. Nhằm giúp học nghèo khó học tốt, Đoàn trường thành lập Quỹ “tiếp sức đến trường” vận động các tổ chức, mạnh thường quân, học sinh trao học bổng.

Riêng từ đầu năm học 2018 - 2019 đến nay, nguồn quỹ đã vận động gần 100 triệu đồng trao học bổng cho học sinh nghèo…

Với những cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” và phong trào Đoàn, từ năm 2016 đến 2018, thầy Hoành đều là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền, được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen năm 2017 và năm 2018 là điển hình trong học và làm theo Bác được Huyện ủy Bù Đăng tuyên dương.

Giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh cũng luôn được thầy Hoành quan tâm, chú trọng. Đoàn trường thành lập 3 đội thanh niên tình nguyện ở 3 khối thay phiên nhau nhận chăm sóc, hỗ trợ 1 gia đình chính sách trên địa bàn, 1 tháng/lần. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Nga có nhiều cách để trả đũa phương Tây nếu bị tịch thu tài sản.

Đòn đáp trả Mỹ tịch thu tài sản?

GD&TĐ - Biện pháp đáp trả của Nga có thể không so sánh bằng với việc tịch thu tài sản mà phương Tây áp đặt nhưng vẫn có thể gây ra nỗi đau.