Thu hồi hồ Đầm Bài ở Hòa Bình: Tỉnh yêu cầu thu hồi, Sở đề xuất… ngược

GD&TĐ - Trước khi xảy ra vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình nhận ra vấn đề mất an toàn nguồn nước. Việc tận dụng hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn, Hòa Bình) làm hồ lắng tự nhiên là bất hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vì vậy, Tỉnh ủy đã giao cho Sở NN&PTNT đề xuất phương án thu hồi hồ.

Mặt nước hồ Đầm Bài, Hòa Bình
Mặt nước hồ Đầm Bài, Hòa Bình

Nhà máy nước sông Đà đã tư nhân hóa, không còn vốn Nhà nước hiện hữu. Vì đó, lợi nhuận từ Nhà máy nước sông Đà do nhóm lợi ích hưởng. Sở NN&PTNT Hòa Bình không thực hiện đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Có không “lợi ích nhóm” trong việc “chống lệnh” này?

Thu hồi hồ là chủ trương thống nhất của Tỉnh ủy

Hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn, Hòa Bình) không phải là hạng mục đầu tư của dự án. Nó do cơ quan hữu trách của tỉnh Hòa Bình quản lý. Lấy lý do sản xuất nước sạch để phục vụ cho hàng triệu người dân Hà Nội, chủ đầu tư Nhà máy nước sông Đà đã “mượn” không hồ Đầm Bài rộng gần 70 ha làm hồ lắng tự nhiên. Hàng chục năm nay chủ đầu tư không có đóng góp về kinh tế cho tỉnh Hòa Bình.

Khi xảy ra vụ nước sạch nhiễm dầu thải thì mới lộ ra câu chuyện nhiều năm nay hàng triệu người dân Hà Nội bị lừa dối. Họ không hưởng hoàn toàn nước sạch được sản xuất từ nước mặt sông Đà, mà còn có cả nước hồ Đầm Bài, nước sinh hoạt của người dân sống quanh hồ.

Với mục tiêu lấy lại hồ Đầm Bài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trả lại đúng chức năng của hồ là tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của các xã huyện kỳ Sơn, thu hút đầu tư, ngày 10/5 Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình họp và thống nhất: “Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án thu hồi việc sử dụng hồ Đầm Bài làm hồ chứa nước, sơ lắng cấp nước của Nhà máy nước sông Đà để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động thu hút đầu tư vào khu vực. Kết quả thực hiện báo cáo Thường trực Tỉnh ủy” - Văn bản số 2302-TB/VPTU ngày 10/5 nêu rõ.

Thực hiện chỉ đạo trên của Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, ngày 23/5, UBND tỉnh có văn bản gửi các sở: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, nêu rõ: “Sở NN&PTNT đề xuất phương án thu hồi việc sử dụng hồ Đầm Bài làm hồ chứa nước, sơ lắng cấp nước của Nhà máy nước Vinaconex, trình UBND tỉnh trước ngày 31/5/2019”.

Dầu thải theo suối đổ vào hệ thống cấp nước sông Đà
 Dầu thải theo suối đổ vào hệ thống cấp nước sông Đà

Vì sao Sở chống lệnh Tỉnh

Việc thu hồi hồ Đầm Bài là chủ trương nhất quán của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình. Chủ trương này là đúng đắn, phù hợp với thực tế và được người dân ủng hộ.

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình là giao Sở NN&PTNT Hòa Bình đề xuất phương án thu hồi hồ Đầm Bài. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo GD&TĐ thì sau những chỉ đạo sát sao đó, Sở NN&PTNT Hòa Bình đã “chống” lại chủ trương và đề xuất hoàn toàn ngược lại.

Ngày 30/5, Sở NN&PTNT Hòa Bình có văn bản do ông Nguyễn Anh Quân - Phó Giám đốc Sở ký, gửi UBND tỉnh Hòa Bình khẳng định: Công trình hồ Đầm Bài được tỉnh Hòa Bình xây dựng từ năm 1994 và đi vào sử dụng năm 1998 với mục tiêu ban đầu là phục vụ tưới tiêu cho hơn 500 ha lúa, hoa màu của các xã Phú Minh, Hợp Thịnh, Hợp Thành. Từ 2005, hồ được bổ sung thêm nhiệm vụ làm bể sơ lắng cho dự án cấp nước sông Đà.

Công trình hồ được UBND tỉnh giao trực tiếp Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác. Tháng 1/2014 cho phép Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam sử dụng để làm hồ chứa nước và sơ lắng phục vụ cho việc cấp nước.

Tại văn bản trên, Sở NN&PTNT Hòa Bình cho rằng, hồ đang thực hiện tốt cả 2 chức năng trên và đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình giữ nguyên hiện trạng quản lý và sử dụng công trình hồ Đầm Bài như hiện tại.

Đề xuất này đi ngược lại chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Dư luận đặt câu hỏi về “lợi ích nhóm” trong việc này? Thực tế, Nhà máy nước sông Đà hiện tại do nhóm lợi ích quản lý và hưởng lợi nhuận từ kinh doanh, không còn vốn Nhà nước hiện hữu.

Việc chủ đầu tư dự án lợi dụng hồ Đầm Bài làm hồ lắng mà không có đóng góp kinh tế cho tỉnh Hòa Bình, không đầu tư xây dựng hồ lắng khép kín của dự án là khó chấp nhận. Gần 70 ha hồ của Hòa Bình đã bị nhóm lợi ích lạm dụng. Vậy nhưng, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình vẫn đặt bút ký đề xuất cho được tiếp tục sử dụng làm hồ lắng. Có điều gì đó bất thường, không minh bạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.