Thu hồi hồ Đầm Bài ở Hòa Bình: Vì sao Sở NN&PTNT “đi ngược” chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy

Dầu theo suối đổ vào hệ thống cấp nước sông Đà
Dầu theo suối đổ vào hệ thống cấp nước sông Đà

Thu hồi hồ là chủ trương thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình

Nhà máy nước sông Đà đến thời điểm hiện nay đã được tư nhân hóa, không còn vốn Nhà nước hiện hữu. Vì đó, lợi nhuận từ Nhà máy nước sông Đà do nhóm lợi ích hưởng.

Hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn, Hòa Bình) không phải là hạng mục đầu tư của dự án. Hồ nước này do cơ quan hữu trách của tỉnh Hòa Bình quản lý. Lấy lý do sản xuất nước sạch để phục vụ cho hàng triệu người dân Hà Nội, chủ đầu tư Nhà máy nước sông Đà đã  “mượn” không hồ Đầm Bài rộng gần 70 ha làm hồ lắng tự nhiên. Hàng chục năm nay chủ đầu tư không có đóng góp về kinh tế cho tỉnh Hòa Bình.

Váng dầu nổi trên mặt nước dẫn vào nhà máy nước
Váng dầu nổi trên mặt nước dẫn vào nhà máy nước 

Khi vụ nước sạch nhiễm dầu xảy ra thì mới lộ ra câu chuyện nhiều năm nay hàng triệu người dân Hà Nội bị lừa dối. Họ không phải được hưởng hoàn toàn nước sạch được sản xuất từ nước mặt sông Đà mà còn có cả nước hồ Đầm Bài, nước sinh hoạt của người dân sống quanh hồ.

Với mục tiêu lấy lại hồ Đầm Bài để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trả lại đúng chức năng của hồ là tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của các xã huyện kỳ Sơn, thu hút đầu tư, ngày 10/5/2019 Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình họp và thống nhất: “Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án thu hồi việc sử dụng hồ Đầm Bài làm hồ chứa nước, sơ lắng cấp nước của nhà máy nước sông Đà để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động thu hút đầu tư vào khu vực. Kết quả thực hiện báo cáo Thường trực Tỉnh ủy”- văn bản số 2302-TB/VPTU ngày 10/5/2019 nêu rõ.

Hồ Đầm Bài, Hòa Bình
Hồ Đầm Bài, Hòa Bình 

Thực hiện chỉ đạo trên của Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, ngày 23/5/2019, UBND tỉnh Hòa Bình có văn bản số 3015/VPUBND-TH gửi các sở: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, trong đó nêu rõ: “Sở NN&PTNT  đề xuất phương án thu hồi việc sử dụng hồ Đầm Bài làm hồ chứa nước, sơ lắng cấp nước của Nhà máy nước Vinaconex, trình UBND tỉnh trước ngày 31/5/2019”.

Vì sao Sở NN&PTNT Hòa Bình đi ngược lại chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh?

Như đã nói, việc thu hồi hồ Đầm Bài là chủ trương nhất quán của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình. Chủ trương này là đúng đắn, phù hợp với thực tế quản lý, sử dụng hồ Đầm Bài và được người dân tại tỉnh này ủng hộ.

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình là giao Sở NN&PTNT Hòa Bình đề xuất phương án thu hồi hồ Đầm Bài. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo GD&TĐ thì sau những chỉ đạo sát sao đó, Sở NN&PTNT Hòa Bình đã “chống” lại chủ trương và đề xuất hoàn toàn ngược lại.

Váng dầu được vớt trong sự cố nước nhiễm dầu
Váng dầu được vớt trong sự cố nước nhiễm dầu 

Ngày 30/5/2019, Sở NN&PTNT Hòa Bình tại văn bản số 928/SNN-TL (do ông Nguyễn Anh Quân- Phó Giám đốc sở ký) gửi UBND tỉnh Hòa Bình khẳng định: Công trình hồ Đầm Bài được tỉnh Hòa Bình xây dựng từ năm 1994 và đi vào sử dụng năm 1998 với mục tiêu ban đầu là phục vụ tưới tiêu cho hơn 500 ha lúa, hoa màu của các xã Phú Minh, Hợp Thịnh, Hợp Thành. Từ 2005 hồ được bổ sung thêm nhiệm vụ làm bể sơ lắng cho dự án cấp nước sông Đà.

Công trình hồ được UBND tỉnh giao trực tiếp Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác. Tháng 1/2014 cho phép Tổng Cty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam sử dụng để làm hồ chứa nước và sơ lắng phục vụ cho việc cấp nước.

Tại văn bản trên, Sở NN&PTNT Hòa Bình cho rằng hồ đang thực hiện tốt cả 02 chức năng trên (thực tế Sở NN&PTNT Hòa Bình lơ đi việc nước sinh hoạt của người dân cũng đổ vào hồ, lơ đi việc tận dụng hồ nước rộng để phát triển kinh tế địa phương- PV) và đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình giữ nguyên hiện trạng quản lý và sử dụng công trình hồ Đầm Bài như hiện tại.

Đề xuất này của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình là đi ngược lại chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình. Dư luận tại Hòa Bình đặt vấn đề về câu chuyện “lợi ích nhóm” trong vụ việc này. Thực tế, Nhà máy nước sông Đà hiện tại do nhóm lợi ích quản lý và hưởng lợi nhuận từ kinh doanh, không còn vốn Nhà nước hiện hữu.

Việc chủ đầu tư dự án lợi dụng hồ Đầm Bài làm hồ lắng mà không có đóng góp kinh tế cho tỉnh Hòa Bình, không đầu tư xây dựng hồ lắng khép kín của dự án là khó chấp nhận. Gần 70 ha hồ của Hòa Bình đã bị nhóm lợi ích lạm dụng, nhìn thấy điều đó nhưng lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình vẫn đặt bút ký đề xuất cho việc chủ dự án nhà máy nước được tiếp tục sử dụng hồ làm hồ lắng rõ ràng có điều gì đó bất thường, không minh bạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.

Hình ảnh 'Táo quân' dường như phai nhạt dần trong dịp Tết. Ảnh: INT.

'Gia vị' Táo quân

GD&TĐ - Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.

Binh sĩ Ukraine canh giữ tại một khu mỏ.

Đòn giáng mạnh vào phương Tây

GD&TĐ - Trữ lượng lithium của Ukraine được cho là thuộc top đầu thế giới. Tuy nhiên, Nga đã kiểm soát một mỏ lithium ở Donbass mà EU đã để mắt đến.