Công trình tiền tỷ dở dang “so gan” cùng trời đất

GD&TĐ - 5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách đầu tư một công trình thủy lợi dẫn nước tưới tiêu cho khoảng 12 ha lúa và 5 ha hoa màu lẽ ra đã phải hoàn thành vậy nhưng ở thực tại thì "ước mơ" có nước của khoảng 17 ha đất này chỉ là ước mơ. 

Đập thủy lợi Nha San đang bỏ dở vì thiếu vốn.
Đập thủy lợi Nha San đang bỏ dở vì thiếu vốn.

Hơn 3,5 tỷ đồng đã được giải ngân cho công trình để rồi phơi mưa phơi nắng còn bà con vẫn cứ chờ đợi hoặc đi thuê đất ở một nơi khác để làm ruộng...

Tiền tỉ phơi mưa, phơi nắng...     

Dự án đập thủy lợi Nha San thuộc xã Lâm Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có tổng mức đầu tư gần 5,5 tỉ đồng từ nguồn vốn của chương trình 135 Chính phủ lồng ghép một số nguồn vốn khác. 

Công trình này do Cty TNHH Thông Ngân thi công từ năm 2010 và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2012. Dự án xuất phát từ nguyện vọng của người dân có đất để tưới tiêu cho khoảng 12 ha lúa và 5 ha hoa màu của thôn 7 xã Lâm Trạch.

Việc đầu tư giúp người dân có đủ điều kiện để canh tác trên đất của mình là rất cần thiết. Vậy nhưng sau gần 4 năm công trình mới chỉ hoàn thành phần thân đập và một đoạn mương dẫn nước về khu đất dự kiến có thể "tăng canh gối vụ" cho bà con nếu có nước.

Gần 5,5 tỷ đồng đầu tư hệ thống thủy lợi này để cải tạo năng lực sản xuất khoảng 17 ha đất nông nghiệp giờ phơi mưa phơi nắng và bắt đầu xuống cấp bởi có một đoạn ống dẫn nước chưa thể thi công do thiếu vốn. 

Người dân tha thiết yêu cầu lãnh đạo các cấp quan tâm sớm đầu tư hoàn tất công trình này. UBND xã Lâm Trạch hàng năm họ phải "bóp miệng" những công trình dân sinh khác của xã để tăng thêm nguồn vốn cho công trình thủy lợi này nhưng công trình vẫn dang dở và tiền tỉ của nhà nước đang "so gan" với trời đất.

Đâu là nguyên nhân?

Theo báo cáo của UBND xã Lâm Trạch, công trình mới chỉ được khoảng 70% khối lượng công việc và không thể phát huy được hiệu quả bởi việc đường ống dẫn nước nối từ thân đập đến khoảng 200 m kênh mương đã xây dựng không được bố trí vốn để đầu tư một lần mà phải chờ vốn dàn trải từng năm một theo Chỉ thị 1792/CT-TTG ngày 15/11/2011 về việc tăng cường quản lý đầu tư nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ (có thể được hiểu là "vốn đến đâu thì xây dựng công trình đến đó"").

Khoảng 30% khối lượng công việc của công trình này còn phải chờ vào nguồn vốn bố trí của Nhà nước. Thế nhưng xã Lâm Trạch là xã 135, do đó tất cả nguồn vốn được bố trí mỗi năm từ ngân sách lại chi cho các dự án điện, đường, trường, trạm và những công trình dân sinh khác... chứ không hẳn chỉ cấp cho công trình này...

Ông Nguyễn Ngọc Khai - Chủ tịch UBND xã Lâm Trạch - cho biết: Tháng 3/2014, UBND huyện Bố Trạch cấp vốn chương trình 135 được 842 triệu đồng, trong đó chi cho đập Nha San 342 triệu đồng, trong khi phần kinh phí xây lắp của công trình này còn lại khoảng 2 tỷ đồng. 

Chúng tôi đành phải chờ được giải ngân và phía đơn vị thi công cũng yêu cầu có đủ tiền họ mới tiếp tục thi công phần còn lại của công trình này.

Một xã nghèo như Lâm Trạch, nguồn vốn từ chương trình 135 mỗi năm trên dưới 1 tỷ đồng sẽ hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dân sinh của toàn xã nhưng buộc phải cấp vốn cho một công trình để phục vụ cho 62 hộ dân thôn 7 là điều khó có thể chấp nhận được. 

Và với số vốn nhỏ giọt từ kinh phí hàng năm thì khối lượng công việc còn lại có giá trị gần 2 tỷ đồng không biết đến bao giờ mới đủ để hoàn thành.

Bao giờ người dân thôn 7 mới được hưởng lợi từ công trình này và bao giờ 12 ha đất trồng lúa mới có nước? Mong rằng các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Bình sớm có phương án giải quyết để mang lại hiệu quả cho người dân đồng thời tránh lãng phí tiền của của Nhà nước...

Dự án thủy lợi tiền tỉ này do UBND xã Lâm Trạch đấu thầu giám sát, cùng với Công ty TNHH thương mại Thông Ngân (có trụ sở TP Đồng Hới, Quảng Bình) làm chủ đầu tư.                                                                                                                                                               Công trình có nhiều hạng mục như: Mở rộng hồ chứa nước, xây dựng bờ kè chắn nước, lắp ống dẫn và hệ thống kênh mương dài 500m đưa nước về đồng ruộng. Tất cả được xây dựng bằng bê tông, cốt thép. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.