Cần nhanh chóng đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm

GD&TĐ - Ở nước ta việc chậm đưa các vụ án ra xét xử là khá phổ biến, điển hình như vụ kiện đình đám nhiều triệu đô la ở TPHCM từ khi thụ lý đến khi đưa ra xét xử gần 4 năm trời, thậm chí có vụ án hơn chục năm xét xử vẫn chưa xong. 

Cần nhanh chóng đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm

Nhiều vụ án sau thời gian chuẩn bị rất dài nhưng cứ đưa ra xét xử là lại hoãn làm cho vụ án cứ kéo dài.

Đó là chưa kể đến quá trình thi hành án trong các vụ việc dân sự hoặc hình sự nhưng có phần liên quan đến dân sự cũng bị kéo dài, người được thi hành án cứ mòn mỏi, trông chờ công lý được thực thi. Điều này gây bức xúc, mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với hệ thống pháp luật và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Việc chậm đưa các vụ án ra xét xử sẽ ảnh hưởng trực tiếp, tiêu cực đến xã hội, đặc biệt là các đương sự, bị can, bị cáo và gia đình của họ, nhất là trong các vụ án hình sự. Việc chậm đưa vụ án ra xét xử sẽ tạo điều kiện, cơ hội làm nảy sinh tiêu cực, chạy chọt, cán cân công lý bị “bẻ cong” dân gian thường gọi là “đêm dài thường lắm mộng”...

Bởi vì, bất cứ vụ án nào càng kéo dài thì càng khó giải quyết do việc thu thập, bảo vệ chứng cứ, nhân chứng, vật chứng khó khăn, thậm chí nhiều vụ án còn bị làm sai lệch hồ sơ. Bên cạnh đó, là việc kéo dài vụ án, chậm đưa ra xét xử sẽ làm cho vấn đề của vụ án thêm rối, phức tạp do tác động của các tổ chức, cá nhân đến việc điều tra, truy tố, xét xử.

Dư luận thường thấy lạ, hoài nghi về việc nhiều vụ án đã có đầy đủ chứng cứ với nhân chứng, vật chứng rất rõ ràng nhưng không hiểu vì lý do gì mà quá trình điều tra, tố tụng kéo dài, rất chậm được đưa ra xét xử, có vụ án từ khi thụ lý đến lúc đưa ra xét xử kéo dài đến 2, 3 năm.

Chính vì sự chậm trễ trong việc được đưa vụ án ra xét xử, trong khi đương sự chờ đợi, nôn nóng nên đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc như gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến người khác và chính bản thân mình... Trường hợp này thường xảy ra đối với các vụ án tranh chấp, khiếu kiện tài sản lớn hoặc vụ án vì chậm giải quyết, xét xử mà khánh kiệt gia tài hoặc dẫn đến vi phạm pháp luật.

Thiết nghĩ, để đảm bảo tốt hơn quyền, nghĩa vụ của công dân, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp thì cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết các vụ án, vụ việc của các cơ quan liên quan nhằm thực hiện nghiêm việc đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn quy định.

Theo đó, các cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy trình tố tụng của các cơ quan chức năng. Đặc biệt là việc chấp hành thời hạn thụ lý, giải quyết các vụ án, quy định về thời hạn tối đa việc đưa vụ án ra xét xử, nhất là các vụ án trọng điểm nhằm chấm dứt tình trạng chậm trễ, kéo dài việc giải quyết các vụ án gây hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.
Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.