Những câu hỏi về động cơ Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

GD&TĐ - Kể từ khi người Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashaki, Nhật Bản, một trong nhiều câu hỏi vẫn luôn tồn tại và gây tranh cãi: Liệu quy mô chết chóc và sự hủy diệt đó có thực sự cần để kết thúc Thế chiến thứ II?

Các học sinh trình diễn trước đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì bom nguyên tử của Nagasaki, ngày 9/8/2020. 	Ảnh: AFP
Các học sinh trình diễn trước đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì bom nguyên tử của Nagasaki, ngày 9/8/2020. Ảnh: AFP

Tài liệu cập nhật  năm 2015 có gì?     

Ngày 4/8/2020 tại Washington, D.C, đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom hạt nhân xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Lần đầu tiên trên thế giới con người cho phát nổ bom nguyên tử trong trận chiến.

Hành động ném bom hạt nhân của Hoa Kỳ đã thúc đẩy nhanh hơn dự án bom hạt nhân của Liên Xô, đồng thời châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân quy mô lớn. Nhưng thật may, kể từ năm 1945 tới nay, thế giới vẫn chưa phải hứng chịu bất kỳ một cuộc chiến tranh hạt nhân nào.     

Tương tự như các sự kiện diễn ra trong lịch sử nhân loại thì cách hiểu cũng khác nhau và việc đọc được những ý kiến trong tài liệu gốc của các sự kiện có thể dẫn tới những kết luận khác nhau. Vậy vai trò của hai quả bom này ở mức độ nào trong việc giúp Thế chiến II kết thúc, hay đó lại chính là hành động khơi mào cho Chiến tranh Lạnh?

Những vấn đề phản tác dụng cũng được người ta bàn luận. Liệu khi ấy có giải pháp nào thay thế bom hạt nhân không? Có phải sau khi Nhật Bản bị sốc vì trận bom nguyên tử nên họ đã quyết định đầu hàng Đồng minh?... Thực sự đó vẫn là chủ đề gây tranh cãi đến ngày nay chưa có hồi kết.

Một số người mong muốn được đọc các tài liệu mật, nguyên gốc để có thể tiếp tục phát triển tư duy của mình về chủ đề nói trên. Đến cuối năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Mỹ ném bom xuống Nhật Bản, Tổ chức Lưu trữ An ninh quốc gia của Hoa Kỳ đã biên soạn và quét lại một số tài liệu mật tiêu biểu của chính phủ Mỹ để công bố rộng rãi hơn.

Tài liệu đề cập đến nhiều khía cạnh của hai vụ ném bom này và đi kèm với mô tả bối cảnh của sự kiện. Thêm vào đó là những bản tư liệu được dịch từ tiếng Nhật mà trước đó ít ai được biết, mở ra một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn. Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 75 năm sự kiện này, Tổ chức Lưu trữ An ninh quốc gia Hoa Kỳ công bố một trong những cuốn sách điện tử nổi tiếng nhất trong 25 năm qua. 

Vài tháng sau vụ bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, tướng Dwight D. Eisenhower đã đưa ra bình luận trong sự kiện vinh danh Tổng thống Harry S.Truman và Robert P. Meiklejohn, Trợ lý Đại sứ Mỹ tại Liên Xô (W. Averell Harriman) trong cuốn nhật ký của mình. “Ông ấy đã hy vọng nhiều về việc Thế chiến II sẽ kết thúc mà Mỹ không cần dùng đến bom nguyên tử”. Đây là lần đầu tiên Tổ chức Lưu trữ An ninh quốc gia công khai thông tin này. Tướng George C.

Marshall cũng là người duy nhất trong hàng ngũ quan chức cấp cao cùng thời nghi ngờ về việc sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại các thành phố có tên trong hồ sơ. 

Vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Mỹ ném bom xuống Hiroshima (ngày 6/8/1945 – 6/8/2015), Tổ chức Lưu trữ An ninh quốc gia Hoa Kỳ đã cập nhật vào bộ tài liệu của họ, trước đó nó được xuất bản trên Internet năm 2005, liên quan tới các tài liệu mật của Hoa Kỳ về việc lần đầu tiên quốc gia này sử dụng bom nguyên tử và sự vãn hồi chiến tranh ở Thái Bình Dương. Những thông tin mới bổ sung trong đó giới thiệu về các tư liệu rất khó kiếm mà trước đây chúng chưa từng được dịch và công bố.

Cuốn sổ ghi lại tên toàn bộ nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử Nagasaki. Ảnh: AFP
Cuốn sổ ghi lại tên toàn bộ nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử Nagasaki.     Ảnh: AFP

Trong đó có: Báo cáo về trận ném bom napan xuống thành phố Tokyo (tháng 3/1945); Đề nghị của Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ Henry Stimson về việc sửa đổi các điều khoản đầu hàng vô điều kiện, tài liệu của Liên Xô liên quan đến các sự kiện nói trên; Trích dẫn có trong nhật ký của Robert P. Meiklejohn vừa nói ở trên; Tài liệu chọn lọc từ nhật ký của Walter J. Brown, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, James Byrnes.             

Trước đó, bản gốc năm 2005 được công bố bao gồm một khối lượng tài liệu đồ sộ trong đó có những tư liệu từng được coi là tuyệt mật, tổng kết sự việc chặn các cuộc liên lạc của Nhật Bản và lần đầu tiên công bố bản dịch đầy đủ từ tiếng Nhật về các tài liệu liên quan đến những buổi họp và thảo luận tại Tokyo.

Tài liệu cũng dẫn chứng các quyết định của Mỹ nhắm tới các đô thị Nhật Bản, những lá đơn kiến nghị của các nhà khoa học trong đó họ chất vấn việc quân đội Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân trước khi sự kiện Hiroshima diễn ra, kế hoạch đề xuất việc thử bom hạt nhân để chỉ ra những tác động của nó, các tranh cãi về Nagasaki và nhận thức muộn màng của giới chính trị cao cấp về những ảnh hưởng của bức xạ do vũ khí nguyên tử gây ra.  

Giải mã nguồn tài liệu gốc “siêu tối mật”

Cùng với tài liệu trên, Tổ chức Lưu trữ An ninh quốc gia Hoa Kỳ đã cho xuất bản một bộ sưu tập tài liệu bí mật của chính phủ Mỹ về bom hạt nhân và việc kết thúc chiến tranh ở Thái Bình Dương, nó được coi là bộ tài liệu phức tạp nhất từ trước tới nay. Bên cạnh tài liệu có từ hồ sơ của Dự án Manhattan thì bộ sưu tập này chứa đựng những nội dung mà trước đây từng được coi là “Siêu tối mật”, trong đó có tổng kết và bản dịch từ tiếng Nhật phần nội dung chương trình của Hoa Kỳ mang tên “Magic” (tạm dịch là Thần thông), chương trình lập ra nhằm chặn đường cáp dữ liệu lớn dùng để liên lạc trong ngoại giao của Nhật Bản.

Hơn nữa, bộ tài liệu còn đưa ra những thông tin lần đầu tiên được dịch từ nguyên bản gốc tiếng Nhật, đặc biệt là các gặp gỡ của Nhật hoàng Hirohito, người được ủy quyền đưa ra quyết định đầu hàng Mỹ và Đồng minh.           

Trong những năm 1960, việc xuất hiện nhiều hơn các tài liệu gốc ban đầu đã khiến hoạt động nghiên cứu và viết sử trở nên hiện hữu hơn và cường độ các cuộc tranh cãi về chủ đề có tính thời sự của năm 1945 trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Hai sử học gia Herbert Feis và Gar Alperovitz đã đưa ra các nghiên cứu về việc lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được đưa vào cuộc chiến cùng với chủ đề liên quan tới các mối quan hệ chính trị và ngoại giao rộng lớn hơn trước kia. Những tranh luận này, đặc biệt là việc Alperovitz và một số người khác lý giải về “ngoại giao hạt nhân” đã nhanh chóng trở thành chủ đề nóng không kém gì các tranh luận về “chủ nghĩa xét lại” của Chiến tranh Lạnh. 

Đám mây hình nấm trên bầu trời Nagasaki vào ngày 9/8/1945. Ảnh: Getty Images
 Đám mây hình nấm trên bầu trời Nagasaki vào ngày 9/8/1945.     Ảnh: Getty Images

Các chủ đề đang gây tranh cãi

Những câu hỏi liên quan đến quyết định ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vẫn liên tục được đặt ra nhiều năm sau ngày định mệnh đó. 

- Liệu ngay từ đầu có cần thiết đưa ra các trận tấn công hạt nhân để ngăn chặn một cuộc xâm lược Nhật Bản vào tháng 8/1945 không?

- Có phải Tổng thống Truman đã cho phép sử dụng bom hạt nhân với những lý do chính trị - ngoại giao nhằm đe dọa Liên Xô, hay mục đích chính của ông ta là ép Nhật đầu hàng và kết thúc chiến tranh sớm?   

- Nếu kết thúc chiến tranh nhanh chóng là động cơ quan trọng nhất của Tổng thống Truman và các cố vấn của ông ta thì họ coi năng lực của “ngoại giao hạt nhân” như một “phần thưởng” ở mức độ nào? 

- Những biện hộ sau sự kiện ném bom hạt nhân Nhật Bản đã được thổi phồng đến mức nào hoặc những ước tính về thiệt hại phát sinh từ việc lạm dụng thời chiến khi xâm lược Nhật

Bản ra sao?              

- Liệu khi ấy có giải pháp thay thế cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân hay không? Nếu có thì đó là những giải pháp nào và đến nay khi chúng ta cùng nhìn lại thì đâu là giải pháp hợp lý? Tại sao những giải pháp thay thế đó đã không được theo đuổi?

- Chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch dùng bom hạt nhân ra sao? Vậy các nhà quản lý đã lập kế hoạch dựa trên những quan niệm nào về việc lựa chọn mục tiêu? Các quan chức cấp cao đã quan tâm tới việc tìm kiếm những mục tiêu đô thị ở phạm vi nào? Tổng thống Truman đã quen với các khái niệm định hướng các nhà lập kế hoạch lựa chọn mục tiêu thành phố chính ở mức độ nào?  

- Các chính trị gia cao cấp hiểu đến đâu về hệ lụy của bom hạt nhân trước khi chúng được mang ra sử dụng lần đầu tiên trên thế giới? 

- Tại thời điểm Tổng thống Truman đưa ra quyết định ném bom thì ông ta có đủ minh mẫn không, hay tổng thống chỉ là người ký duyệt sau khi đã có quyết định ngầm từ trước? 
- Phải chăng người Nhật đã sẵn sàng đầu hàng từ trước trận bom đó? Nhật hoàng Hirohito đã kéo dài cuộc chiến tranh một cách không cần thiết bằng cách không tận dụng cơ hội đầu hàng ở mức độ nào?

- Nếu Hoa Kỳ linh hoạt hơn về nhu cầu “đầu hàng vô điều kiện” bằng cách dứt khoát hay ngấm ngầm bảo lãnh chế độ quân chủ lập hiến thì liệu Nhật Bản sẽ đầu hàng sớm hơn không?      

- Hai trận ném bom nguyên tử có sức mạnh tiên quyết đến đâu mà khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng? 
- Việc đánh bom Nagasaki có phải là không cần thiết không? Việc ném bom nguyên tử là cực kỳ quan trọng đến mức mà Nhật Bản phải quyết định đầu hàng  thì liệu chỉ cần phá hủy một thành phố Hiroshima đã đủ hay chưa? 

- Liệu Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản đã đủ để ép Tokyo chấp nhận bại trận chưa?

- Xét về khía cạnh đạo đức thì việc ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản có thể bào chữa được không? 

Vậy phải chăng đó là hệ quả từ việc tính toán sai lầm tiềm lực của Nhật Bản? Hay tình báo của Mỹ đã mắc sai sót trong vấn đề này? Tất nhiên, người Mỹ phủ nhận cả hai giả thuyết trên. Theo Mark Gallicchio, tác giả cuốn Unconditional (Vô điều kiện) nói về sự thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II cho rằng, quyết định ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là kết quả của những tranh cãi trong chính sách đối nội của cả Mỹ và Nhật Bản. Một số chuyên gia cho rằng, sau khi Hồng quân Liên Xô sắp đánh bại phát xít Đức thì phía Mỹ muốn định hình rõ hơn vai trò quan trọng của mình trong việc kết thúc Thế chiến II.

Mỹ tin rằng, bom hạt nhân không chỉ giúp đánh bại lực lượng Nhật Bản, mà còn phô diễn với cả thế giới biết tới vũ khí hủy diệt kinh hoàng của nước này sở hữu. Nhưng cho đến nay, các nhà sử học và chính trị gia vẫn tranh luận về rất nhiều chủ đề xoay quanh hành động Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản.

Ngày 9/8/1945, oanh tạc cơ B-29 do thiếu tá Charles Sweeney phụ trách đã thả quả bom nguyên tử Fat Man có sức công phá 21 kiloton xuống thành phố Nagasaki, miền Nam Nhật Bản. Quả bom nguyên tử đã quét sạch một khu vực rộng lớn, khiến hơn 74.000 người thiệt mạng trong năm 1945. Tới năm 1950, con số này là 140.000 người. Trước đó chỉ ba ngày, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima với sức công phá 13 kiloton, khiến 90.000 người thiệt mạng ngay sau đó, 90% nhà cửa ở thành phố bị phá hủy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang Hải cân nhắc tiếp tục xuất ngoại.

Quang Hải chuẩn bị xuất ngoại?

GD&TĐ - Quang Hải hiện đang nhận được sự quan tâm của một số câu lạc bộ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Thái Lan nên cân nhắc xuất ngoại thêm một lần nữa.