“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm

Chương trình "Thay lời tri ân” năm 2021 được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 14/11 trên kênh VTV1; đồng thời được tường thuật trực tiếp trên Báo Giáo dục và Thời đại điện tử.

“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm

Tới dự chương trình có: Đồng chí Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đồng chí Phùng Xuân Nhạ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Nguyễn Hữu Độ, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Ngô Thị Minh, Nguyễn Văn Phúc; Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt, chương trình còn có sự hiện của các thầy cô giáo tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Đình Tuệ
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Đình Tuệ

"Thay lời tri ân" là chương trình thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

Với chủ đề “Gieo mầm”, “Thay lời tri ân” năm 2021 nhằm ghi nhận và tôn vinh các thầy cô khắp mọi miền Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh đã vượt khó đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà.

Chủ đề “Thay lời tri ân” năm 2021 dựa theo ý tưởng của bài thơ “Người làm vườn” trong tập thơ “Người gieo hạt” của cô giáo Lê Mai. Bài thơ không chỉ là tâm huyết, trải nghiệm, nghĩ suy mà còn là một lời sẻ chia, nhắn nhủ: Chỉ khi nào, người làm vườn nâng niu, chăm sóc những hạt giống quý bằng tất cả tình yêu thì mới có thể mang đến cho đời những mùa quả ngọt, là sự nở hoa kết trái kỳ diệu của tài năng, trí tuệ, tâm hồn học trò.

“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm ảnh 2
Khán giả xúc động trước những hình ảnh, câu chuyện về những người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học trò thân yêu. Ảnh: Thế Đại
 Khán giả xúc động trước những hình ảnh, câu chuyện về những người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học trò thân yêu. Ảnh: Thế Đại

Nhiều nội dung trong “Thay lời tri ân” năm nay gắn liền với bối cảnh giáo dục đặc biệt, khi bị tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó là những hình ảnh, câu chuyện truyền cảm hứng, xúc động, đáng khâm phục về những người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học trò thân yêu.

Trong Chương trình, khán giả sẽ gặp gỡ một số khách mời đặc biệt với những chia sẻ tâm huyết về nghề cũng như sự cống hiến của các thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Cô Lê Thị Uyên (Hưng Yên): Món quà tuyệt vời trước ngày lễ trọng đại

Cô Lê Thị Uyên
Cô Lê Thị Uyên

Lần đầu được đến Đài Truyền hình Việt Nam tham dự Chương trình “Thay lời tri ân”, tôi vô cùng xúc động, vinh dự xen lẫn tự hào. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức Chương trình đã dành cho các nhà giáo chúng tôi một chương trình giàu ý nghĩa như thế này.

Đây thực sự là một món quà tuyệt vời dành cho tôi trước thềm ngày lễ trọng đại - Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên mọi miền đất nước ta. Tôi thực sự trân trọng những giây phút này, trân trọng thời khắc này. Qua việc tham dự chương trình, tôi nhận thấy mình cần cố gắng hơn nữa, đam mê và cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu mà mọi người dành cho tôi.

Nguyễn Nhung

report

Cô Nguyễn Thị Dung (Bắc Kạn): Hình ảnh nhà giáo đẹp thêm qua “Thay lời tri ân”

Cô Nguyễn Thị Dung
Cô Nguyễn Thị Dung

Tiêu đề của Chương trình “Thay lời tri ân” cho tôi cảm xúc đầu tiên đó là sự xúc động; bởi vì trong muôn vàn nghề nghiệp, nhà giáo luôn được dành cho sự quan tâm đăc biệt. Tôi rất vinh dự và tự hào khi là đại diện cho tỉnh miền núi Bắc Kạn được tham dự các hoạt động "Tri ân thầy cô giáo" - một chương trình mang ý nghĩa nhân văn cao cả, tôn vinh nghề dạy học.

Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều câu chuyện hay, xúc động được các thầy cô chia sẻ trong cuộc đời dạy học của mình; đặc biệt là những thầy cô đã và đang công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn, hoặc những địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh, bão lũ...

Tôi tin tưởng rằng chương trình "Thay lời tri ân" được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam tối nay sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng tốt đẹp cho thế hệ trẻ, giáo viên trẻ thêm yêu và được cống hiến cho nghề giáo.

Nguyễn Nhung

report

Cô giáo Nguyễn Thị Như Thảo (Khánh Hòa): Kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp “trồng người”

Hơn 6 năm dạy học ở vùng bãi ngang ven biển, cô Nguyễn Thị Như Thảo – giáo viên Trường tiểu học & THCS Vạn Thành (Vạn Ninh, Khánh Hoà) – tâm sự, đây là lần đầu tiên được ra Hà Nội tham dự một sự kiện lớn của ngành và cũng là của chính mình.

Cô Thảo không giấu nổi niềm vui và bày tỏ xúc động, khi mình trở thành một trong những nhân vật trung tâm của sự kiện. Với cô, đây không chỉ là trải nghiệm, là động lực để cô tiếp tục phấn đấu trong công tác giảng dạy mà còn là kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp “trồng người”.

Cô Nguyễn Thị Như Thảo tại Chương trình "Thay lời tri ân" 2021
Cô Nguyễn Thị Như Thảo tại Chương trình "Thay lời tri ân" 2021

Cô chia sẻ, dạy học ở vùng bãi ngang ven biển nên ít nhiều cô – trò gặp nhiều khó khăn. “Tuy nhiên, suốt 2 ngày qua, tôi được tham gia chuỗi sự kiện do Báo Giáo dục &Thời đại tổ chức, được gặp gỡ, trao đổi với nhiều giáo viên, trong đó có nhiều giáo viên công tác ở vùng khó; thậm chí có những thầy, cô “gieo chữ” ở những bản làng xa xôi, nơi rẻo cao - mới thấy, mình còn may mắn hơn nhiều. Qua đó, đã tiếp theo sức mạnh, động lực để tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao" - cô Thảo bộc bạch.

Minh Phong

report

Cô Đặng Thị Kim Hoa (Hà Giang): Chương trình như món quà tinh thần vô giá đối với nhà giáo

Cô Đặng Thị Kim Hoa - đại biểu tỉnh Hà Giang tại Chương trình.
Cô Đặng Thị Kim Hoa - đại biểu tỉnh Hà Giang tại Chương trình.

Chia sẻ cảm xúc ngay trước giờ diễn ra Chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” năm 2021, cô Đặng Thị Kim Hoa, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang cho biết:

Tôi cảm thấy thật vinh dự và hạnh phúc khi được về gặp trực tiếp các lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, lãnh đạo ngành Giáo dục, thăm các địa danh quan trọng của Thủ đô. Tôi được giao lưu với các đồng nghiệp, những gương mặt nhà giáo tiêu biểu đến từ các tỉnh/thành trên cả nước. Đặc biệt hơn, đây là lần đầu tiên tôi được tham gia trực tiếp buổi lễ tri ân các nhà giáo nhân dịp 20/11 thay vì theo dõi chương trình qua tivi như mọi năm.

Đây là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với các nhà giáo. Được chứng kiến những vất vả của đồng nghiệp, mỗi chúng tôi thấy rằng khó khăn mà mình đã vượt qua chẳng đáng là bao. Mỗi dịp tháng 11 về, nhà giáo chúng tôi lại đón xem chương trình như một món quà tinh thần vô giá.

Tôi mong Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức những hoạt động biểu dương kịp thời cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác giáo dục. Đặc biệt, tiếp tục có những cơ chế chính sách ưu tiên đối với nhà giáo, có cơ chế đặc thù đối với giáo dục vùng khó khăn.

Toàn xã hội đã và đang tôn vinh nghề dạy học, luôn tri ân thầy cô bằng những hoạt động, chương trình thật ý nghĩa. Vì vậy, các thầy cô giáo ở khắp mọi miền của Tổ quốc nguyện bằng tấm lòng yêu nghề, bằng sự nhiệt huyết sẽ cống hiến trí lực, tâm lực của mình vì lớp lớp học sinh thân yêu.

Kim Thoa

report

Thầy Nguyễn Văn Tập (Điện Biên): Ước mơ trở thành hiện thực

Với 14 năm “gieo chữ”, ở vùng sâu, vùng xa biên giới của tỉnh Điện Biên, thầy Nguyễn Văn Tập - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THPT huyện Nậm Pồ - tâm sự:  "Hàng năm, tôi đều theo dõi tất cả các chương trình "Thay lời tri ân". Khi đó, tôi thầm ước được trở thành một trong những giáo viên tiêu biểu, để được tham dự kiện này. May mắn, năm nay mơ ước đó đã trở thành hiện thực.

Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách ngiệm lớn lao, bởi tôi ý thức được rằng, mình cần phải tu dưỡng, rèn luyện và tiếp tục đống góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục vùng cao nói riêng”.

Thầy Nguyễn Văn Tập
Thầy Nguyễn Văn Tập

Là cán bộ quản lí đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, thầy Tập thực sự xúc động khi mình trở thành một trong những nhà giáo được tôn vinh trong ngày hôm nay. Đặc biệt, nghề giáo ngày càng được xã hội tôn vinh, ghi nhận.

“Những sự kiện như thế này đã kết nối những thầy cô giáo tiêu biểu, ưu tú khắp mọi miền tổ quốc để chúng tôi có dịp cùng nhau chia sẻ, lan tỏa những điều tốt đẹp về nghề của mình – thầy Tập bày tỏ, đồng thời gửi lời cảm ơn đến Báo Giáo dục & Thời đại, cảm ơn VTV đã tổ chức chương trình ý nghĩa này.

“Sau sự kiện này, tôi trở về đơn vị công tác với niềm hạnh phúc lớn lao và có thêm động lực mới để gieo thật nhiều những “mầm xanh tốt đẹp” trong rừng hoa giáo dục" - thầy Tập bày tỏ.

Minh Phong

report

Thầy Nguyễn Phước Lộc (TPHCM):Tôi đã học hỏi nhiều điều và thêm động lực để cống hiến cho ngành giáo dục

Thầy Nguyễn Phước Lộc, giảng viên Khoa tiếng Trung, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đây là lần đầu tiên được tham gia vào chuỗi sự kiện tôn vinh các nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tôi rất vui mừng vì đây là dịp hiếm để gặp đông đảo những thầy cô giáo ưu tú trên toàn quốc, cũng là cơ hội quý để chúng tôi được giao lưu chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm hay trong hoạt động giảng dạy.

Trong dịp này tôi được gặp nhiều thầy cô ở những vùng sâu xa, đầy khó khăn của đất nước nhưng họ đã làm được nhiều việc xuất sắc cho ngành giáo dục nói chung, cho trường, lớp, học trò nói riêng. Họ thực sự là những tấm gương tiêu biểu đã và tiếp thêm cho tôi động lực để phấn đấu và cống hiến.

Qua chuỗi sự kiện này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh nhưng Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức được, cho thấy những người thầy ngày càng được quan tâm, động viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tôi nghĩ, không chỉ riêng tôi mà hàng triệu giáo viên trên khắp mọi miền tổ quốc đều mong muốn sẽ được tham gia vào sự kiện ý nghĩa này trong những năm tiếp theo. Tôi đã ra Hà Nội nhiều lần nhưng đây sẽ là chuyến đi ấn tượng nhất trên cương vị người thầy như tôi.

Thầy Nguyễn Phước Lộc, giảng viên Khoa tiếng Trung, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh
Thầy Nguyễn Phước Lộc, giảng viên Khoa tiếng Trung, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh

Đức Hạnh

report

Cô giáo Trần Thị Thanh Thảo (Đồng Nai): Nghề giáo và những người thầy đã nhận được sự quan tâm sâu sắc

Có mặt tại tại buổi lễ “Thay lời tri ân 2021 – Gieo mầm”, cô giáo Trần Thị Thanh Thảo, Trường THCS Thiện Tăng (Huyện Vĩnh Cửu-  Đồng Nai) xúc động chia sẻ:

Lần đầu tiên tôi được đại diện cho những nhà giáo tỉnh Đồng Nai tham dự vào chuỗi sự kiện vinh danh và tri ân những người thầy do Bộ GD&ĐT tổ chức, tôi thấy rất vinh dự khi được gặp Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn…. và cảm nhận được sự thân thiện, từng lời chia sẻ, động viên trí tình, chỉ bảo ân cần của các cấp lãnh đạo Nhà nước, Bộ GD&ĐT đối với những thầy cô giáo thật thấm thía, sâu sắc. Qua đó tôi cảm thấy thêm yêu nghề và trách nhiệm đối với ngành giáo dục nói chung với từng thế hệ học trò nói  riêng, và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa.

Trước khi ra Hà Nội, tôi chỉ nghĩ sẽ tham gia vào những sự kiện tôn vinh người thầy một cách bình thường nhưng tới Hà Nội chúng tôi được Ban tổ chức chào đón ân cần, nồng nhiệt, được gặp gỡ giao lưu biết bao đồng nghiệp từ khắp mọi miền tổ quốc. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Bộ GD&ĐT đối với đội ngũ nhà giáo.

Đây là lần đầu tiên được ra Hà Nội và được tham dự vào chuỗi sự kiện vinh danh những người thầy trong dịp 20/11 nên chuyến đi càng thêm ý nghĩa. Có lẽ cả đời người thầy sẽ chỉ có một lần được tham gia vào những sự kiện ý nghĩa này. Vì vậy với  tôi và nhiều đồng nghiệp  đây sẽ là chuyến đi ấn tượng, và khi trở về được được “tiếp” thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho ngành giáo dục nhiều hơn nữa.

Cô giáo Trần Thị Thanh Thảo, Trường THCS Thiện Tăng (Huyện Vĩnh Cửu- Đồng Nai)
Cô giáo Trần Thị Thanh Thảo, Trường THCS Thiện Tăng (Huyện Vĩnh Cửu-  Đồng Nai)

Đức Hạnh

report

Cô Quách Thị Huệ (Đồng Nai): Tự hào khi được gặp gỡ giao lưu với đồng nghiệp

Vinh dự là đại biểu tham dự chương trình Truyền hình trực tiếp “Thay lời Tri ân” năm 2021, cô Quách Thị Huệ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Trong cái se lạnh của tiết thu Hà Nội, với tâm trạng đầy háo hức hưởng ứng ngày Tết nhà giáo, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào khi được là một đại diện của tỉnh Đồng Nai tham dự chương trình "Thay lời tri ân" năm 2021. Đây là niềm tự hào và cũng là cơ hội để tôi được gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp".

Cô Quách Thị Huệ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, tỉnh Đồng Nai vinh dự là đại biểu tham dự Chương trình Truyền hình trực tiếp "Thay lời Tri ân" năm 2021. (Ảnh: NVCC)
Cô Quách Thị Huệ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, tỉnh Đồng Nai vinh dự là đại biểu tham dự Chương trình Truyền hình trực tiếp "Thay lời Tri ân" năm 2021. (Ảnh: NVCC)

"Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để giáo viên được gặp cán bộ lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ nhằm chia sẻ những tâm tư của nghề "gieo chữ". Đây là niềm vui, niềm tự hào và là động lực để bản thân mình cố gắng phấn đấu hơn trong sự nghiệp trồng người mà mình đã chọn”, cô Đào xúc động nói.

Cô Huệ bày tỏ khi nghe các đồng nghiệp tâm sự, chia sẻ về hành trình "gieo chữ" của mình, bản thân cô cảm thấy cảm phục tinh thần cố gắng, lòng nhiệt huyết và yêu nghề của các thầy cô. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, các thầy cô đã có sự cố gắng không mệt mỏi để giúp cho học sinh vẫn có đủ kiến thức với phương châm "dừng đến trường nhưng không dừng việc học".

“Bên cạnh đó, tôi cũng rất cảm phục các đồng nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn để cống hiến cho giáo dục ở những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số. Đó là tấm gương để bản thân mình cố gắng noi theo”, cô Huệ tâm sự. 

Tiến Vượng

report

Văn nghệ chào mừng

Bài hát: Ngày đầu tiên đi học

Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện

Biểu diễn: Đông Hùng, Bảo Trâm

Nhóm: Keva

“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm ảnh 12
“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm ảnh 13

 

Thanh Thủy

report

Văn nghệ chào mừng

Nguồn: VTV

report

Cùng giữ gìn sự tôn quý của nghề giáo

Phát biểu tại Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn dành nhiều tâm huyết nói về sự cao quý, giá trị của nghề giáo.

 “Nhà giáo là một nghề cao quý”. Sự cao quý đó, theo Bộ trưởng, không phải tự nhiên mà có; cao quý vì nó tạo dựng nên con người.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu. Ảnh: Thế Đại.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu. Ảnh: Thế Đại.

 

Tôn sư thường đi với trọng đạo, thầy được tôn quý vì là người có đạo đức và kiến thức, đem chúng truyền dạy cho học trò. Muốn dạy cho học trò thành người, giỏi nghiệp, nhà giáo phải học tập rèn luyện, phải hoàn thiện bản thân, phải mẫu mực, vì mẫu mực mà trở nên cao quý.

Mỗi lĩnh vực, sự thành công đem lại những giá trị khác nhau. Sự thành công của nhà giáo đem lại những giá trị đặc biệt tốt đẹp, vì nó tạo ra sự thành công cho tất cả mọi người, tạo ra sự thành công của quốc gia.

“Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi muốn khẳng định và đề cao sự tôn quý của nghề nhà giáo và mong muốn tất cả nhà giáo chúng ta luôn giữ gìn sự tôn quý này” - Bộ trưởng chia sẻ.

Gửi lời chúc tốt đẹp đến toàn thể giáo chức trong cả nước nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng lời ngợi ca, sự biểu dương, ghi nhận công lao và lời cảm ơn sâu sắc, Bộ trưởng đồng thời bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục và đào tạo.

“Ngày 20/11 là dịp cả xã hội bày tỏ sự tri ân tới nhà giáo, nhưng cũng là dịp nhà giáo cảm ơn toàn xã hội. Thay mặt cho ngành giáo dục tôi xin tri ân toàn thể  các bậc phụ huynh, những người sử dụng lao động, các bạn học sinh, sinh viên lời cảm ơn vì đã ủng hộ cho ngành giáo dục và đào tạo.

Trân trọng cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan, đơn vị đã phối hợp tổ chức sự kiện nhiều ý nghĩa này. Sự “gieo mầm” hôm nay chắc chắn sẽ đem lại trái ngọt tương lai” - Bộ trưởng chia sẻ.

Nguyễn Nhung

report

Cô Hà Thị Dung, Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (Quế Phong, Nghệ An): Nhớ mãi những đêm thức trắng với học trò

Cô Dung thường xuyên đun nước xông cho học trò để phòng dịch, phòng cảm cúm trong khu cách ly.
Cô Dung thường xuyên đun nước xông cho học trò để phòng dịch, phòng cảm cúm trong khu cách ly.

Cô Hà Thị Dung là một trong 2 giáo viên của Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (huyện Quế Phong, Nghệ An) xung phong vào khu cách ly cùng học trò, khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại đây vào đầu tháng 9.

“Trước đó, tôi vẫn nghĩ Covid nó vẫn đang còn xa lắm, ở đâu đó trong miền Nam. Nhưng không ngờ, nó đã đến tận xã biên giới toàn núi rừng, trong đó có cả học sinh của trường chúng tôi”, cô Dung nhớ lại.

Có 52 học sinh, trong đó có 32 em lớp 2A1 và 20 em lớp 5A2 Trường Tiểu học Tri Lễ 1 thuộc diện F1, phải cách ly tập trung. Trong khi độ tuổi các em còn quá nhỏ để tự sinh hoạt, chưa kể tình huống phát sinh khác.

Quyết định xung phong vào khu cách ly vì không thể để học trò một mình, 3 đêm đầu tiên, cô Dung cũng thức trắng. Vì lo lắng, hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm, vì thương học trò, vì tiếng khóc của các em khi rời xa gia đình vào khu cách ly mà chưa nhận thức đầy đủ nguy cơ dịch bệnh. Cuối cùng cũng trôi qua 14 ngày. Kết quả xét nghiệm của cả cô và trò đều âm tính

Nhớ lại những ngày đã trải qua trong khu cách ly, cô Dung chia sẻ đó là trải nghiệm đặc biệt nhất trong suốt gần 20 năm dạy học ở xã biên giới này. “Là giáo viên bản địa, cô không chỉ dạy học sinh ở trường, mà còn gần gũi, biết rõ hoàn cảnh từng em. Tình thương đối với học trò còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi, lo lắng về nguy cơ nhiễm dịch bệnh, nên dù thế nào đi nữa, tôi vẫn ở bên các em”.

Hồ Lài

report

Cô Hà Thị Kim, Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (Quế Phong, Nghệ An): Tôi đã quyết định đúng khi ở bên học trò

Cô Kim tranh thủ dạy phụ đạo cho học sinh trong khu cách ly.
Cô Kim tranh thủ dạy phụ đạo cho học sinh trong khu cách ly.

Cô Hà Thị Kim mới tốt nghiệp đại học về công tác tại Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (huyện Quế Phong, Nghệ An) được 3 năm. Năm học 2021-2022 trở nên đặc biệt khi có 2 học sinh ở lớp 2A1 và 5A2 được xác nhận là F0, kéo theo đó là hơn 50 bạn khác trở thành F1 phải cách ly tập trung.

Nhà trường kêu gọi giáo viên hỗ trợ học sinh và cô Hà Thị Kim đã xung phong. Đây là quyết định không dễ dàng với cô giáo người Thái, vì tuổi đời còn trẻ, chưa lập gia đình và thời điểm đó chưa được tiêm vắc xin.

Cô Kim nhớ mãi hình ảnh khi lên điểm danh phòng học cho học sinh lớp 2 ở tầng 2. Các em nhìn thấy cô mừng lắm, chạy ùa ra đón. Cô trò muốn ôm lấy nhau nhưng không được, phải giữ khoảng cách. Cô cũng chỉ biết đứng cách xa 1m, dặn dò học sinh. “Điểm danh xong tôi không cầm được nước mắt, và thấy mình đã quyết định đúng khi vào cùng các em”, cô Kim nói.

Thời gian ở trong khu cách ly cũng có nhiều tình huống phát sinh. Có em khóc vì nhớ bố mẹ, có em đau bụng, cô phải thức xoa dầu, cho uống thuốc, động viên cả đêm. Cô còn dạy các em biết tự lập như bung màn, gấp chăn màn, quần áo, giữ vệ sinh. Đồng thời tranh thủ thời gian dạy phụ đạo cho các em vì trẻ dân tộc thiểu số sau thời gian nghỉ dài dễ quên mất tiếng Việt.

Kết thúc cách ly, may mắn cả cô và trò đều an toàn, mạnh khỏe, 

Hồ Lài

report

Phóng sự: 14 ngày không quên của hai cô giáo xứ Nghệ tình nguyện đi cách ly cùng học trò

Ngày 6/9, buổi học đầu tiên của năm học mới của Trường Tiểu học Tri Lễ 1, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An diễn ra bình thường. Các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 vẫn được triển khai, duy trì đầy đủ.

Nhưng ngay ngày hôm sau, 7/9, bất ngờ có 2 học sinh của lớp 2A1 và 5A2 được chính quyền địa phương xác nhận dương tính với Covid-19, thầy Nguyễn Minh Hòa - Hiệu trưởng nhà trường đón nhận thông tin trên một cách hết sức bất ngờ.

Một cuộc họp khẩn ngay trong ngày qua điện thoại đã được tổ chức giữa Ban giám hiệu và các giáo viên địa phương đã xác định, ngoài 2 học sinh F0 phải đi điều trị ở Vinh, 52 học sinh của 2 lớp có tiếp xúc gần là đối tượng F1, buộc phải cách ly tập trung.  

Vấn đề đặt ra lúc này, đó là các học sinh tiểu học vẫn còn quá nhỏ, chưa thể tự chăm sóc bản thân. Gần như ngay lập tức, có 2 cô giáo đã tình nguyện xung phong vào khu cách ly cùng các em 2 cô giáo người dân tộc Thái là cô Hà Thị Kim và cô Hà Thị Dung, một cô đã có gia đình với hơn 20 năm kinh nghiệm, một cô giáo trẻ vẫn còn độc thân, dù cho ít nhiều lo sợ song đã không ngần ngại xung phong tham gia cách ly cùng học sinh mà chẳng biết, liệu điều gì có thể chờ mình trong những ngày sắp tới.

 

Nguồn: VTV1

report

Giao lưu cùng 2 cô giáo Trường tiểu học Tri Lễ 1 - Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Cô Hà Thị Kim (ngoài cùng bên trái) và cô Hà Thị Dung giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Đình Tuệ
Cô Hà Thị Kim (ngoài cùng bên trái) và cô Hà Thị Dung giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Đình Tuệ

Chia sẻ tại Chương trình, cô giáo Hà Thị Kim - Trường tiểu học Tri Lễ 1 - huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An kể:

Tôi là một giáo viên trẻ, chưa lập gia đình. Khi trong trường phát hiện có 2 học sinh dương tính với Covid-19 và các em học sinh thuộc diện F1 phải đi cách ly tập trung, tôi đã xung phong đi cùng các em, theo lời kêu gọi của Ban Giám hiệu. Bố mẹ tôi đều rất lo lắng với quyết định này: Thứ nhất, tôi chưa tiêm vắcxin phòng Covid -19. Thứ hai, môi trường cách ly tập rất dễ lây nhiễm chéo, biết đâu học trò có bị thì lây sang cô là điều khó tránh khỏi.

Nhưng vượt qua tất cả, vì tình yêu thương của mình dành cho các trò quá lớn, tôi đã thuyết phục được bố mẹ ủng hộ mình. Tôi coi học trò như những đứa em, đứa cháu trong nhà nên ngay từ đầu đã xác định, nếu có chuyện gì xảy ra, tôi cũng không hối hận. Tôi sẵn sàng bảo vệ các trò đến cùng.

Trong khu cách ly, cô trò chúng tôi dù chưa quen biết cũng dần trở thành người thân, động viên nhau vượt qua khó khăn. Chúng tôi dạy các em một số kỹ năng, chia sẻ gần gũi để các em vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sau thời gian cách ly, dường như các em trưởng thành hơn, thêm kỹ năng và biết cách ý thức bảo vệ bản thân trước đại dịch.

Tôi đã có cả một đàn con sau quyết định của một người mẹ.

Tôi luôn tin rằng, tình yêu thương vô điều kiện của các thầy cô sẽ ươm mầm cho những thánh thiện và những tươi xanh trong tương lai, như cách chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những nỗi lo sợ và chiến thắng dịch bệnh.

Còn cô giáo Hà Thị Dung, Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (Quế Phong, Nghệ An) nhớ lại:

"Khi cùng học sinh vào khu cách ly, tôi không thể lường hết những khó khăn mà mình sẽ phải đối diện. Bản thân tôi vốn dĩ chưa được tiêm vắc-xin nên cũng có sự nguy hiểm ít nhiều. Nhưng khi nhận được sự  kêu gọi của lãnh đạo nhà trường, và bản thân tôi thấy thương học sinh nên đã không suy nghĩ gì nhiều, lập tức gói gém quần áo vào khu cách ly theo các em".

Khoảnh khắc xúc động của cô Hà Thị Kim và cô Hà Thị Dung khi chia sẻ câu chuyện chăm sóc học trò ở khu cách ly
Khoảnh khắc xúc động của cô Hà Thị Kim và cô Hà Thị Dung khi chia sẻ câu chuyện chăm sóc học trò ở khu cách ly

Ngày đầu vào khu cách ly, cô giáo Hà Thị Dung đã thức trắng 3 đêm. Đó là ba ngày cả cô, trò và phụ huynh cùng mang tâm trạng hồi hộp lo lắng chờ đợi kết quả xét nghiệm Covid-19 lần đầu. Khi nhận được thông báo kết quả âm tính, niềm vui như vỡ òa.

Những ngày sau đó, mỗi lần lấy mẫu xét nghiệm, các cô lại phải làm công tác tư tưởng bởi nhiều học sinh rất sợ và không chịu hợp tác. Rồi nỗi lo mỗi lần có học sinh sổ mũi, nhức đầu…

Nhiều học sinh vào khu cách ly khi tuổi còn quá nhỏ, có em mồ côi... nên có em khóc thút thít cả đêm. Thương trò, nên cô trò cứ ôm nhau mà khóc và chỉ biết động viên, an ủi học sinh cố để vượt qua thời điểm khó khăn.  

Cô Dung cho biết, thời gian trong khu cách ly cô đã vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo, phải làm nhiều  cách để học sinh ổn định tinh thần, không khóc lóc… Và chỉ đến ngày thứ 4 khi được  thông báo kết quả âm tính lần 1 thì cả cô và trò mới có thể thở phào nhẹ nhõm và tiếp tục an ủi học sinh tiếp tục giữ gìn, cố gắng thật tốt để nhanh chóng được về nhà

Những ngày này, khi cả cô và trò đã trở lại với cuộc sống đời thường, nhưng cô Hà Thị Dung vẫn luôn lo lắng và dành nhiều sự quan tâm tới học trò của mình. “Tôi vẫn động viên và nhắn nhủ tới các em, dù trong điều kiện hoàn cảnh nào cũng cố gắng học tốt, nâng cao ý thức phòng dịch để tất cả cùng chiến thắng đại dịch. Và cô luôn sẵn sàng sát cánh với các con dù bất cứ chuyện gì xảy ra…” 

Kim Thoa- Đức Hạnh

report

Xúc động, xen lẫn tự hào với những sẻ chia của đồng nghiệp

21 năm trong nghề dạy học, cô giáo Đào Thị Ninh- Giáo viên Trường Mầm non Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, TP Hải Phòng cảm thấy hồi hộp, xúc động, xen lẫn tự hào mỗi khi ngồi trước màn hình nhỏ xem chương trình Thay lời tri ân. Cô Ninh mong muốn được thấy những hình ảnh đẹp của đồng nghiệp khắp mọi miền tổ quốc, sẻ chia những khoảnh khắc đời thường trong những câu chuyện giáo dục rất đỗi bình dị nhưng cao cả, thiêng liêng.

Chương trình Thay lời tri ân năm 2021 với chủ đề Gieo mầm sẽ có những câu chuyện xúc động, sâu sắc và đầy sức lan tỏa. "Tôi đón ngày 20/11 với nhiều cảm xúc đan xen. Cũng như bao đồng nghiệp, tôi tự hào là "người kĩ sư tâm hồn", người kiến tạo tương lai cho trẻ thơ. Và tôi luôn tâm đắc với câu nói: Dòng sông sâu còn sào dài đo được, lòng người đưa đò ai đo được sự bao la", cô Ninh xúc động.

Cô Ninh xem chương trình Thay lời tri ân
Cô Ninh xem chương trình Thay lời tri ân

Thầy giáo Trần Công Nguyên, một cựu giáo chức tại Hải Phòng chia sẻ: Hạnh phúc biết bao nghề "đưa đò". Mỗi chuyến đò qua sông, lòng người thầy lại lâng lâng cảm xúc. Những ngày này, khi toàn ngành hướng về ngày 20/11, dù không còn đứng lớp nhưng thầy Nguyên vẫn theo dõi hoạt động của ngành. Đặc biệt, từ khi có chương trình Thay lời tri ân, thầy không bỏ sót một chương trình nào. Chương trình năm nay, thầy xúc động với hình ảnh những giáo viên quyết định bỏ đằng sau tất cả để vào khu cách ly cùng học sinh. Nghĩa cử của họ thật cao cả, đáng biểu dương, tôn vinh.

Nguyễn Dịu

report

Cảm ơn thầy cô đã luôn bên cạnh chúng con trong những hoàn cảnh đặc biệt

Xem chương trình "Thay lời tri ân", con mới hiểu hết những khó khăn, vất vả của các thầy cô giáo phải dạy học và chăm sóc HS trong điều kiện dịch bệnh. Chúng con đã hơn nửa năm không đến trường. Từ khai giảng đến nay, con và các bạn phải học online. Đã mấy lần lịch đến trường học trực tiếp của chúng con bị thay đổi và vẫn phải tiếp tục học trực tuyến. Con cũng có lúc thấy rất mệt và chán vì cứ phải gặp thầy cô và các bạn qua màn hình máy tính. Thấy việc học không có nhiều hứng thú vì không thể vui đùa cùng các bạn.

Xem chương trình, con mới biết những hiểm nguy, khó khăn cũng như tình thương của các thầy cô giáo khi trường học có học sinh bị F0. Và con biết rằng, để dạy - học trực tuyến, các thầy cô giáo cũng đã đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết để con và các bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả. Con hứa sẽ tập trung nhiều hơn trong giờ học, hoàn thành các bài tập thầy cô giao đúng hạn. Con cũng cảm ơn các thầy cô giáo đã luôn động viên chúng con trong khi chính thầy cô cũng có nhiều lo toan trong những ngày tháng thành phố trải qua dịch bệnh với những diễn biến phức tạp.

Em Bùi Phan Hà Linh - Học sinh trườngTHCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Em Bùi Phan Hà Linh - Học sinh trườngTHCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)

Ánh Ngọc

report

Những thước phim tư liệu lột tả chân thực sự dấn thân của đội ngũ giáo viên

Đó là nhận xét của cô Bùi Vũ Ngọc Trâm- Giáo viên Trường Phổ thông nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái khi xem chương trình “Thay lời tri ân 2021”.

Cô giáo Trâm cho biết, bản thân mình cũng là một giáo viên vùng cao nên cô thấu hiểu và chia sẻ rõ nhất cảm xúc qua từng thước phim mà chương trình mang tới.

“Với những giáo viên vùng cao như chúng tôi, thì ngoài niềm đam mê, dấn thân với nghề, đó còn là hạnh phúc của người đi “gieo hạt”, người đi vun đắp những ước mơ bắt đầu chớm nở bên sườn đồi. Khó khăn có, nhọc nhằn và gian khổ trong những tháng ngày đến lớp, kiếm tìm học trò trở lại lớp là không thể diễn tả, nhưng tôi tin, ẩn sâu sau những thử thách ấy là niềm tin và khát vọng lớn rực cháy trong trái tim từng cô, thầy cắm bản.

Bữa cơm của thầy Hò Văn Lợi và đồng nghiệp - giáo viên cắm bản thuộc Trường Trường PTDT bán trú Tiểu học Ngam La (xã Ngam La, huyện Yên Minh, Hà Giang). Ảnh chụp màn hình.
Bữa cơm của thầy Hò Văn Lợi và đồng nghiệp - giáo viên cắm bản thuộc Trường Trường PTDT bán trú Tiểu học Ngam La (xã Ngam La, huyện Yên Minh, Hà Giang). Ảnh chụp màn hình.

 

Hàng năm, cứ mỗi dịp gần tới ngày 20/11, đặc biệt là ngồi xem chương trình “Thay lời tri ân” những cảm xúc trong tôi luôn bung tỏa và không thể ngăn nổi những giọt nước mắt hạnh phúc và tự hào với nghề mà mình đã lựa chọn, theo đuổi”- cô Trâm nói.

Theo cô Trâm dù kinh tế và xã hội của đất nước đã phát triển rất nhiều nhưng với học sinh miền núi, vùng cao sự khó khăn và thiếu thốn vẫn là rất lớn. Vì thế, cô rất mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn để khoảng cách của sự thiếu thốn ấy được kéo gần hơn, những nhọc nhằn của đội ngũ giáo viên cắm bản sẽ vơi đi phần nào.

Cô Bùi Vũ Ngọc Trâm trong một hoạt động chuyên môn.
Cô Bùi Vũ Ngọc Trâm trong một hoạt động chuyên môn. 

Anh Tú

report

Cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn trong hỗ trợ đồng nghiệp và học sinh

Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)
Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang, trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)

“Quả thật, khi xem chương trình, bản thân tôi rất xúc động trước sự hi sinh, sự cống hiến thầm lặng của các đồng nghiệp trên mọi miền Tổ quốc. Những câu chuyện trong chương trình dường như đã phả vào tâm hồn tôi những cảm xúc khó tả về nghề Nhà giáo - một nghề cao quý, như Bác Hồ đã từng nói : “Thầy giáo là “người vẻ vang nhất”, “người anh hùng vô danh”. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo ra những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh.

Mỗi câu chuyện là một kỉ niệm, một dấu ấn trong sự nghiệp của các thầy cô, tất cả đều thật trân quý. Đặc biệt, câu chuyện xung phong vào khu cách ly của hai cô giáo Hà Thị Dung và cô Hà Thị Kim - Trường Tiểu học Tri Lễ 1 - Quế Phong - Nghệ An đã gây xúc động mạnh trong tôi. Là một giáo viên, khi được biết câu chuyện của các đồng nghiệp, bản thân tôi rất thấu hiểu những khó khăn của đồng nghiệp nhất là những nỗ lực giúp học sinh “dừng đến trường nhưng không dừng học” trong đại dịch Covid-19.  

Các bạn đồng nghiệp đã tiếp thêm niềm đam mê yêu nghề cho nhiều đồng nghiệp khác. Tôi cảm thấy bản thân cần cố gắng hơn nữa, không chỉ dạy, hỗ trợ học sinh tại trường mình mà còn phải có trách nhiệm hỗ trợ đồng nghiệp và học sinh ở các trường khác bằng nhiều hình thức khác nhau” - cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Giang - Giáo viên môn Ngữ văn - Trường THPT Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) chia sẻ.

Phương Hồ

report

Hình dung được công việc cùng những áp lực trong tương lai

Hoàng Xuân Nghiêm - sinh viên năm 3 khoa Sư phạm ĐH Đông Á chia sẻ: Xem chương trình Thay lời tri ân 2021 - Gieo mầm trên VTV1, em hiểu hơn những vất vả và thử thách của nghề, biết được những áp lực xã hội đối với người giáo viên.
Em rất tự hào là một sinh viên Sư phạm - Đại học Đông Á, trong ba năm học tập và rèn luyện những kỹ năng tại trường, bản thân em cũng đã hình dung được con đường phía trước của mình cần phải làm gì để vừa là người truyền đạt những tri thức, dạy cách sống và đạo lý làm người cho các em học sinh.
Có thể nói rằng nghề giáo viên là một trong những nghề được trọng vọng trong xã hội. Nếu cho em chọn lại, em vẫn chọn nghề giáo – dù trong tương lai có áp lực, có khó khăn thế nào, em vẫn sẽ là thầy miệt mài chở những chuyến đò đến bến bờ tri thức.
 
Hoàng Xuân Nghiêm - sinh viên năm 3 khoa Sư phạm Trường ĐH Đông Á
Hoàng Xuân Nghiêm - sinh viên năm 3 khoa Sư phạm Trường ĐH Đông Á

Ánh Ngọc

report

Biết ơn sự nỗ lực, tận tình của các thầy cô

Theo dõi chương trình tri ân và tôn vinh các nhà giáo, nhiều phụ huynh học sinh đã bày tỏ sự cảm động, lòng biết ơn tới những người đã hằng ngày dạy bảo, rèn giũa con em mình.

Anh Nguyễn Doãn Long - phụ huynh học sinh tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Anh Nguyễn Doãn Long - phụ huynh học sinh tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Anh Nguyễn Doãn Long - một phụ huynh học sinh tại khu vực miền cao (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) xúc động chia sẻ: “Tôi vẫn biết là các thầy cô giáo thường ngày đã cố gắng rất nhiều vì học sinh của mình. Nhưng quả thực, qua chương trình này, tôi lại càng hiểu thêm công việc và sự hi sinh, đóng góp của nhiều thầy cô giáo ở khắp mọi miền quê trên cả nước. Tôi sẽ động viên con gái mình chăm chỉ nỗ lực học tập tốt, thầy cô và bố mẹ vui lòng”.

Chị Lý Minh Lan - Phụ huynh học sinh tại Tổ 9, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên
Chị Lý Minh Lan - Phụ huynh học sinh tại Tổ 9, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

Có con nhỏ được học trong một môi trường điều kiện đảm bảo, chị Lý Minh Lan (Tổ 9, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên) có những trao đổi thấu hiểu: “Tôi được biết thêm nhiều tấm gương thầy cô giáo thật sự giỏi về nghề, lại tận tình và yêu thương học trò. Chắc hẳn các thầy cô cũng có nhiều vất vả, áp lực với công việc, tất cả vì mong muốn trao gửi những điều tốt đẹp đến các em, giúp bọn nhỏ trưởng thành. Mong các thầy cô luôn tìm thấy nhiều niềm vui với nghề”.

Có thể thấy, chương trình là dịp để các phụ huynh học sinh thấu hiểu hơn nữa những cố gắng, những kết quả giáo dục của các thầy cô giáo trên cả nước, từ đó làm cầu nối để 2 phía nhà trường và gia đình đồng hành chặt chẽ hơn.

Phạm Vũ

report

Qua Chương trình tôi thấy mọi khó khăn của mình trở nên nhỏ bé

Vợ chồng nhà giáo Phan Vân cùng xem Chương trình.
Vợ chồng nhà giáo Phan Vân cùng xem Chương trình.

Chia sẻ cảm xúc khi xem truyền hình trực tiếp Chương trình Lễ tri ân năm 2021, cô Phan Vân, giáo viên trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) cho biết: Cả hai vợ chồng tôi đều làm trong ngành giáo dục nên năm nào cũng cùng nhau đón đợi Chương trình như món quà ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Vẫn là những cảm xúc cũ nhưng trước những câu chuyện mới, mang tính thời sự của đời sống giáo dục: Thương trò, thương đồng nghiệp, cảm phục các thầy trò vùng cao.

Đặc biệt, chúng tôi đồng cảm sâu sắc với các thầy cô ở vùng dịch Covid - 19 vì chung cảnh ngộ. Tỉnh Thái Bình, sau thời gian an toàn, may mắn học sinh được tới trường học trực tiếp thì ngay ngày mai (15/11) các em phải tạm dừng đến trường, chuyển trạng thái sang học trực tuyến vì số ca mắc trong cộng đồng tăng cao.

Qua các phóng sự và những chia sẻ trực tiếp của các thầy cô trong Chương trình chúng tôi nhìn thấy tấm gương của các thầy trò ở vùng cao, vùng dịch, thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trước những khó khăn mình gặp phải trong cuộc sống và trong bước đường gắn bó với nghề giáo.

Kim Thoa

report

Cảm ơn cô giáo đã chăm sóc các con trong những ngày cách ly tại trường

Khi nghe tâm sự của hai cô giáo trường Tiểu học Tri Lễ, nói thật vợ chồng chúng tôi rưng rưng xúc động. Vì hoàn cảnh gia đình chúng tôi cũng đang có con học lớp Một đang cách ly tập trung tại Trường Tiểu học số 1 thị trấn Lao Bảo (Quảng Trị) đã gần một tuần. Lớp cháu có bạn là F0 nên các cháu thực hiện cách ly tập trung cùng với cô giáo. Việc ăn ngủ, vệ sinh, tắm rửa... của các con đều do cô giáo đảm nhiệm.

Cũng có một vài phụ huynh đi cùng con nhưng chăm sóc, động viên các con trong một thời gian dài, chúng tôi đều trông cả vào cô giáo chủ nhiệm của con. Vì mẹ của bạn thì các con không gần gũi bằng cô giáo. Con còn nhỏ, xa ba mẹ nhiều ngày nên cô cũng phải động viên, dỗ dành để con không hoảng sợ, không khóc vì nhớ nhà, nhớ ba mẹ. Ngày đầu tiên cháu ở lại trường, cả gia đình rất lo lắng. Nhưng rồi nhờ cô giáo cập nhật tình hình thường xuyên nên chúng tôi cũng yên tâm hơn khi thấy các cháu được chăm sóc đầy đủ. Giờ mới thấm hết ý nghĩa của sự so sánh: khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. 

Anh Trần Trọng Lực đưa con đến trường cách ly tập trung
Anh Trần Trọng Lực đưa con đến trường cách ly tập trung

Ánh Ngọc

report

Thầy giáo Hò Văn Lợi – Người gieo chữ ở vùng khó Pờ Chừ Lủng

Thầy Hò Văn Lợi hiện là giáo viên cắm bản thuộc Trường Trường PTDT bán trú Tiểu học Ngam La (xã Ngam La, huyện Yên Minh, Hà Giang).

Thôn Pờ Chừ Lủng nơi thầy Hò Văn Lợi công tác hiện là thôn sâu, xa nhất của xã Ngam La với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Thôn nằm chơ vơ giữa đại ngàn với những ngọn núi vắng dấu chân người qua lại.

Hình ảnh thầy Hò Văn Lợi (phải) trong lớp học. Ảnh chụp màn hình.
Hình ảnh thầy Hò Văn Lợi (phải) trong lớp học. Ảnh chụp màn hình.

Pờ Chừ Lủng được chia làm 3 tổ dân cư riêng rẽ gồm các tổ dân cư 1, 2 và 3, mỗi tổ cách nhau vài giờ đi bộ. Trong đó tổ 1 được coi là “trung tâm” vì có đường xe máy, còn tổ 2 và 3 thì phải đi bộ hoàn toàn.

Khi mới nhận công tác tại Pờ Chừ Lủng, cuộc sống của giáo viên vô cùng khó khăn do đường lên điểm trường là dốc đá, phải đi bộ hoàn toàn. Thời điểm đó, điểm trường không có điện, thiếu nước sinh hoạt và thời tiết rất khắc nhiệt vào mùa Đông.

Gần 10 năm gắn bó với nghề, với học sinh, thầy Lợi vẫn giữ cho mình một đam mê với nghề giáo. Thầy Lợi cho biết: "Tôi luôn tự nhủ bản thân phải bằng tình yêu thương và trách nhiệm trong công tác. Mong muốn đóng góp một phần sức nhỏ bé của mình mang cái chữ đến với các em học sinh, giúp các em có thêm hy vọng về một tương lai tương sáng ở phía trước. Còn tôi, nếu được chọn lại dù biết trước được rất nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn sẽ chọn làm thầy giáo".

Trần Văn Long

report

Giao lưu với thầy giáo Hò Văn Lợi - Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Ngam La, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Thầy giáo Hò Văn Lợi giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Thế Đại
Thầy giáo Hò Văn Lợi giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Thế Đại

Sau thời gian công tác ở vùng khó, thầy giáo Hò Văn Lợi - Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Ngam La (Yên Minh, Hà Giang) đã được điều chuyển về điểm trường chính để dạy học. Thế nhưng, thầy đã có quyết định “ngược đời”, đó là: tiếp tục tình tình nguyện “cắm bản” và mở lớp xoá mù chữ cho bà con dân bản.

“Tôi muốn đem kiến thức, con chữ đến với bà con dân bản, để phục vụ cho cuộc sống thường nhật như: đi chợ, làm các thủ tục hành chính… Khi bà con biết chữ, bà con sẽ được được các giấy tờ văn bản, sẽ ký được tên, không phải điểm chỉ” – thầy Lợi chia sẻ.

Dạy học nhiều năm ở điểm bản, thầy Lợi nhớ từng khúc cua của con đường đến trường. Cụ thể, ngoài 17 khúc cua khó đi, còn rất nhiều khúc cua lớn, nhỏ khác.

Chia sẻ về những khó khăn mà thầy – trò phải đối diện, thầy Lợi chia sẻ: Vào mùa Đồng, cao điểm nhất là từ cuối tháng 10 đến đợt nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều học sinh đến trường trên con đường trơn trợt.

Có hôm, các em đến lớp bị ướt, rét run. Vậy là thầy Lợi lại phải tìm kiếm cây ngô để đốt lửa sưởi ấm cho học trò. Những lúc như vậy, lớp học lại quây quần bên đống lửa.

Cũng theo thầy Lợi, vào mùa Đông, sương mù dày đặc, giăng mắc khắp nơi. Lớp học cũng bị bao phủ bởi những lớp sương mù như thế nên bảng và bàn ghế bị ướt hết.

Được hỏi động lực nào để có thể vượt qua khó khăn, thầy Lợi bộc bạch: “Bà con sống được thì tôi cũng sống được”. Sống cùng bà con dân bản đã lâu, nên thầy Lợi có thể hoà đồng cùng với bà con và học trò của mình; trên hết là tình yêu nghề và hết lòng vì học sinh.

report

Phóng sự: Người gieo chữ kiên cường ở "vùng đất bị lãng quên" Pờ Chừ Lủng

 

Nguồn VTV1

report

Văn nghệ

Đi học

Thơ: Hoàng Minh Chính. Nhạc: Bùi Đình Thảo

Biểu diễn: Dương Edward

Sáo: Hoàng An

“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm ảnh 31
“Thay lời tri ân” năm 2021 với chủ đề Gieo mầm ảnh 32

Ảnh: Thế Đại

report

Thầy giáo làng và tấm lòng thiện nguyện

Thầy Ngô Mạnh Cường – cựu giáo viên Trường THCS Sơn Công (Ứng Hòa, Hà Nội) dạy các môn Toán và Vật lý từ năm 1982.

Thầy Ngô Mạnh Cường (thứ 3 từ phải sang) trong một lần tặng quà hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Ảnh: K.Nguyên.
Thầy Ngô Mạnh Cường (thứ 3 từ phải sang) trong một lần tặng quà hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Ảnh: K.Nguyên.

Đến nay dù đã nghỉ hưu, nhưng “ông giáo làng” vẫn thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện vì cộng đồng để giúp những mảnh đời còn thiếu may mắn có cơ hội được học tập, vượt khó vươn lên. Có những em không may bị mồ côi cả cha lẫn mẹ nên rất thiệt thòi.

Biết được thực tế đó, thầy Cường cảm thấy thương các em đó vô cùng và dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt hơn so với những trò khác. Đầu tiên chỉ là quyển sách, cuốn vở, cái bút… cùng những lời động viên, chia sẻ chân thành đã khiến các em cảm nhận được và phần nào vơi bớt đi sự mặc cảm trong tư tưởng để tiếp tục cố gắng học tập. Sau này khi đồng lương được cải thiện, thầy Cường hỗ trợ các em bằng nhiều thứ hơn để các em có được cuộc sống đỡ vất vả hơn.

Thầy Ngô Mạnh Cường trong một lần đến thăm gia đình em Trần Thị Hiền. Ảnh chụp màn hình.
Thầy Ngô Mạnh Cường trong một lần đến thăm gia đình em Trần Thị Hiền. Ảnh chụp màn hình.

Nhiều học trò đã được thầy Ngô Mạnh Cường cưu mang, giúp đỡ cảm thấy vô cùng kính trọng, biết ơn và coi ông như người cha thứ hai của mình.

Là một trong số học trò đó, TS Nguyễn Tường Huy - Giảng viên Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cảm thấy vô cùng vui và xúc động khi nói về người thầy đã giúp đỡ mình khi xưa.

Thầy là một nhà giáo rất có tâm huyết với nghề và đã từng trải qua nhiều khó khăn ngay cả khi giúp đỡ, cưu mang những học trò kém may mắn. “Thầy luôn có những định hướng đúng đắn để học trò phấn đấu vượt qua thử thách, tôi rèn ý chí nghị lực để trở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội. Chính nhờ thầy mà đến nay, tôi đã trở thành một đồng nghiệp với thầy và tiếp nối con đường vinh quang thầy đang đi”, TS Huy nói thêm.

Đình Tuệ

report

Phóng sự: Thầy giáo làng giàu lòng nhân ái

Nguồn: VTV

report

TS Nguyễn Tường Huy: Người truyền lửa hạnh phúc cho các thế hệ học trò

TS Nguyễn Tường Huy
TS Nguyễn Tường Huy

25 năm vừa làm nghiên cứu khoa học vừa đứng trên bục giảng là ngần ấy thời gian, TS Nguyễn Tường Huy, Trưởng bộ môn Địa lý Kinh tế - Xã hội, khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trao truyền năng lượng tích cực tới các thế hệ học trò và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Từ nhỏ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy Huy là người tự ti, nhút nhát. Năm Huy học lớp 7, thầy giáo Ngô Mạnh Cường được phân công làm giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy môn Toán của lớp. Không chỉ động viên học trò vượt qua trở ngại về hoàn cảnh, thầy Cường còn âm thầm quan sát, tìm ra những ưu điểm và khích lệ học trò phát huy năng lực cá nhân để tự tin hơn. Trên hành trình trưởng thành sau này, thầy Huy đều may mắn được thầy Cường, gia đình và mọi người ủng hộ, đồng hành.

“Với cậu học trò nhút nhát năm nào thì hành trình mà tôi đã trải qua đẹp như một giấc mơ. Nhưng tôi hiểu rằng, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của bản thân, những gì tôi có hôm nay còn được vun đắp bằng sự tin tưởng và khích lệ từ thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người tôi may mắn được gặp trong suốt những năm tháng đã qua. Tôi thấy cuộc đời này tươi đẹp vô cùng.”, TS. Nguyễn Tường Huy bày tỏ.

Tú Anh

report

Giao lưu với TS. Nguyễn Tường Huy, học trò của thầy Ngô Mạnh Cường

TS Nguyễn Tường Huy giao lưu cùng khán giả
TS Nguyễn Tường Huy giao lưu cùng khán giả

Chia sẻ tại chương trình "Thay lời tri ân 2021 - Gieo mầm", TS Nguyễn Tường Huy, Trưởng bộ môn Địa lý kinh tế xã hội, Khoa Địa lý, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết: Tôi sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn về mặt kinh tế và tình cảm. Từ nhỏ, tôi đã là người nhút nhát, tự ti, sống khép kín trước bạn bè và mọi người xung quanh. Khi đó, tôi chỉ biết lấy việc học làm niềm vui.

“Năm lớp 7, thầy giáo Ngô Mạnh Cường được phân công làm giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy môn Toán của lớp tôi. Thầy đã chủ động gần gũi, thăm hỏi gia đình tôi để thấu hiểu hoàn cảnh gia đình và bắt đầu hành trình truyền cảm hứng, giúp đỡ tôi suốt 40 năm vừa qua”, TS Tường Huy xúc động bày tỏ.

Dù thời gian đã chảy trôi, TS Tường Huy vẫn nhớ như in hộp mứt Tết được thầy Mạnh Cường tặng khi còn khó khăn. "Mỗi khi Tết đến, nhìn lên bàn thờ gia tiên thấy hộp mứt Tết, tôi không khỏi nhớ về người thầy giáo cũ của mình. Đó là cảm giác bồi hồi, xúc động, đó là động lực giúp tôi tiếp tục phấn đấu trong hành trình phía trước".

Nhắc đến học trò cũ, thầy giáo Ngô Mạnh Cường kể: Mỗi dịp tết đến, tôi thường qua thăm hỏi, động viên gia đình Huy. Một năm nọ, tôi tặng gia đình em hộp mứt Tết. Món quà nhỏ đó là sự động viên, an ủi, mang ý nghĩa lớn với Huy.

“Huy là học trò nhỏ nhắn nhưng thông minh. Tôi hay động viên em vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống. Huy đã đạt những thành tích cao, trong đó phải kể đến việc đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chứng kiến học trò nên người là niềm mong mỏi lớn nhất của người thầy giáo”, thầy Mạnh Cường nhắn nhủ.

report

Mong ước thầy cô và học trò có điều kiện học tập tốt hơn

Cô Hồ Thị Thuỳ Vân lo bữa trưa cho các em học sinh.
Cô Hồ Thị Thuỳ Vân lo bữa trưa cho các em học sinh.

Cô Hồ Thị Thuỳ Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết, mỗi năm chương trình Thay lời tri ân lại mang đến cho thầy cô và khán giả cả nước những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đặc biệt thầy cô giáo đã hết lòng hy sinh vì học trò. Bên cạnh đó, can đảm không ngại khó ngại khổ, có khi đánh đổi cả tính mạng của mình vì học sinh. Chính vì vậy, những sự hy sinh thầm lặng không thể nói nên lời.

Cô Nguyễn Thị Hoàn theo dõi chương trình Thay lời tri ân.
Cô Nguyễn Thị Hoàn theo dõi chương trình Thay lời tri ân.

Hàng chục năm gắn bó với nghề dạy học, cô Nguyễn Thị Hoàn, Phó hiệu trưởng Trường TH-THCS Trần Hưng Đạo (TP Kon Tum, Kon Tum) cho biết, khi xem chương trình Thay lời tri ân bản thân cô vô cùng xúc động.

Cô Hoàn tâm sự, thông qua chương trình cô cảm nhận được những khó khăn, vất vả của thầy cô giáo. Bản thân cô thấy mình vẫn may mắn và có điều kiện dạy và học tốt hơn những thầy cô giáo ở các bản làng xa xôi. Đặc biệt, trường hợp của cô Hà Thị Dung, Hà Thị Kim (giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 1, Quế Phong, Nghệ An) và thầy Hò Văn Lợi (giáo viên Trường PT dân tộc bán trú tiểu học xã Ngam La, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang).

Cô Hoàn mong muốn các thầy cô và học sinh ở những vùng sâu, vùng xa sẽ có điều kiện và môi trường học tập tốt hơn.

Dung Nguyễn

report

Cảm ơn các thầy cô đã truyền lửa cho chính những đồng nghiệp ở khắp mọi miền đất nước

Cô giáo Thái Anh Thư đang theo dõi chương trình Thay lời tri ân
Cô giáo Thái Anh Thư đang theo dõi chương trình Thay lời tri ân

Bản thân là một giáo viên trẻ, số tuổi nghề chỉ mới tính bằng đơn vị tháng cho nên tôi có rất nhiều cảm xúc với công việc “gõ đầu trẻ” này. Thành thật mà nói thì môi trường làm việc có độ lệch khá lớn so với những điều được học ở trường đại học cho nên không tránh khỏi những lúc nản chí, mệt mỏi. Đặc biệt là năm nay, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 6, một chương trình sách giáo khoa mới cả về kiến thức, kĩ năng lẫn phương pháp đứng lớp.

Xem chương trình “Thay lời tri ân – Gieo mầm” của Đài Truyền hình Việt Nam, tôi chợt nhớ lại lí do vì sao mình chọn theo con đường này. Tôi đến với nghề vì yêu quý những thầy cô giáo của mình, vì muốn nối tiếp những thế hệ nhà giáo trong việc đưa tri thức đến với nhiều học sinh hơn.

Đặc biệt, khi nhìn hành trình của 2 cô giáo xứ Nghệ đi cách li cùng học trò và những câu chuyện trong khu cách li càng khiến tôi cảm thấy nể phục và tự xấu hổ vì bản thân mới gặp một chút ít khó khăn mà đã muốn bỏ cuộc. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều nhà giáo đang nỗ lực cống hiến tuổi trẻ, thời gian và của cải với mong muốn góp phần “đưa dân tộc ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời dạy của Hồ Chủ tịch năm nào.

Cảm ơn các thầy cô giáo đã và đang truyền lửa, đang cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện chương trình ý nghĩa, xúc động đến vậy. Chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và mãi yêu nghề, yêu trò như vậy.

Ánh Ngọc

report

Giao lưu với thầy giáo Ngô Mạnh Cường - Trường THCS Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Thầy Ngô Mạnh Cường cùng hai thế hệ học trò trong buổi giao lưu. Ảnh: Thế Đại
Thầy Ngô Mạnh Cường cùng hai thế hệ học trò trong buổi giao lưu. Ảnh: Thế Đại

Công Sơn là một xã nghèo, nhiều học sinh của thầy Ngô Mạnh Cường có hoàn cảnh éo le nên thầy luôn tìm cách hỗ trợ, cưu mang những học sinh nghèo khó. Năm này qua năm khác, những học sinh được thầy hỗ trợ nhiều tới mức thầy không nhớ hết. 

Dù đồng lương nhà giáo không nhiều, lại phải nuôi ba con ăn học nhưng thầy giáo Cường đã cố gắng dành dụm để hỗ trợ các em, rồi kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ.

Nhiều học trò đã được thầy Ngô Mạnh Cường cưu mang, giúp đỡ cảm thấy vô cùng kính trọng, biết ơn và coi ông như người cha thứ hai của mình.

Chia sẻ cảm xúc sau khi nghe các thế hệ học trò tâm sự về mình tại buổi lễ “Thay lời tri ân 2021 - Gieo mầm”, thầy Cường bày tỏ:

Hôm nay, tôi rất vinh dự được đứng trên sân khấu để chia sẻ về công việc mình đã trải qua. Đối với tôi, tôi coi những em học sinh mồ côi là những thiệt thòi lớn nhất trong cuộc đời các em, nên tôi thường xuyên dành những sự quan tâm cho các em.

Vì khi mất cha mất mẹ các em thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, có nhiều em muốn bỏ học. Tôi đã đến tận nhà và kịp thời vận động kinh phí các nhà hảo tâm để giúp đỡ cho các em. 

Điều làm được lớn nhất của tôi là động viên các em về mặt tinh thần, giúp các em vượt qua những mặc cảm của mình để các em tự vươn lên trong cuộc sống.

Đặc biệt, như em Nguyễn Tường Huy cũng là một hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã gần gũi, động viên và giúp đỡ để Huy trở thành một nhà tiến sĩ khoa học như ngày hôm nay.

Hay như em Nguyễn Minh Hòa mồ côi cả cha mẹ, tôi cũng gần gũi, động viên, giúp đỡ để tạo điều kiện cho em học hết lớp 12 và hiện nay em đã đi làm.

Thế hệ thứ 3 đó là em Trần Thị Hiền, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ với sự giúp đỡ của tôi và các nhà hảo tâm nên Hiền đã cố gắng học hết cấp THCS và đã thi vào cấp THPT.

Đối với tôi đó là niềm vui lớn nhất của nhà giáo khi có những học sinh vững bước đi lên để có tương lai tươi sáng hơn.

Ngọc Bích

report

Là giáo viên “cắm bản” không thể thiếu tình yêu và nhiệt huyết với nghề

Với cô giáo trẻ Lường Thị Quyết, giáo viên điểm bản Huổi Không, Trường Mầm non Mường Lói, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), thì những chia sẻ từ chương trình “Thay lời tri ân” như “nói hộ lòng mình”.

“Khi nghe đồng nghiệp là những bậc cô, chú, anh, chị tâm sự tại chương trình, tôi rất cảm phục xen lẫn tự hào, vì thấy mình trong đó. Nhất là câu chuyện và những chia sẻ của thầy Hò Văn Lợi, giáo viên tiểu học tại Hà Giang. Tất cả những hình ảnh đó, với tôi quen thuộc lắm” – cô Quyết bộc bạch.

Cô Quyết tâm sự, tuy ở 2 địa phương khác nhau, song cả cô và thầy Lợi cùng là giáo viên “cắm bản”, đều giảng dạy ở những địa bàn miền núi xa xôi, cách trở về giao thông. Học sinh đa phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên mỗi hình ảnh, chia sẻ của thầy Lợi, dường như cô đều “nếm trải”.

Với cô giáo Lường Thị Quyết, là giáo viên "cắm bản" không thể thiếu tình yêu và nhiệt huyết với nghề.
 Với cô giáo Lường Thị Quyết, là giáo viên "cắm bản" không thể thiếu tình yêu và nhiệt huyết với nghề.

“Điểm trường tôi dạy cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng hơn 100km. Bản chỉ có vài chục nóc nhà và gần như cái gì cũng không có. Trực tiếp sống và công tác ở đây rồi mới thực sự hiểu giáo viên cắm bản vất vả và thiệt thòi lắm. Tôi kém thầy Lợi về cả tuổi đời lẫn kinh nghiệm, vì mới vào nghề được vài ba năm thôi. Nhưng dù là bao nhiêu năm hay mới chỉ 1 ngày đi nữa thì cũng đều phải có tình yêu và nhiệt huyết mới trụ vững được” – cô Quyết giãi bày.

Điều khiến cô Quyết khâm phục nhất ở thầy Lợi đó là những “quyết định ngược” của thầy. “Nếu được lựa chọn, thì tất nhiên là ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng, nhưng thầy Lợi lại nhận gian khó về mình. Không phải ai cũng làm được vậy” – cô Quyết nói.

Cũng từ tấm gương thầy Lợi, cô Quyết lại có thêm quyết tâm, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ “cao cả” của một người “lái đò” ở biên giới xa xôi. Thế nhưng, có những điều mong mỏi vẫn không thôi “âm ỉ” trong lòng. Chỉ là, cô giấu đi để làm tròn nhiệm vụ, tâm huyết của mình.

“Những năm qua Đảng, nhà nước và ngành GD cũng đã dành sự quan tâm nhất định đến giáo viên nói chung, những người đang công tác ở biên giới, miền núi, vùng khó như chúng tôi nói riêng. Nhất là những chính sách thu hút. Thế nhưng, nếu được, tôi vẫn mong Ngành có cơ chế, chính sách riêng về luân chuyển giáo viên giữa các vùng miền theo giai đoạn. Để sau những cống hiến, hy sinh ở vùng khó, ai cũng có cơ hội được về gần!” - cô Quyết giãi bày.

Hà Linh

report

Văn nghệ

Bay cao những tiếng hát ước mơ

Sáng tác: Nguyễn Nam

Biểu diễn: Trung tâm nghệ thuật Muse Academy

Nguồn: VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ