Thay đổi lớn trong dạy – học ngoại ngữ

GD&TĐ - Dạy ngoại ngữ từ lớp 1 thay vì lớp 3, thí điểm robot trợ giảng ngoại ngữ vào lớp học – là những thay đổi lớn trong dạy học ngoại ngữ tại Phần Lan.

Thay đổi lớn trong dạy – học ngoại ngữ

Hạ thấp độ tuổi học ngoại ngữ

Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan, Sanni Grahn-Laasonen, cho biết học ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 1 kể từ học kì mùa xuân năm 2020.

“Học sinh Phần Lan có truyền thống bắt đầu học ngoại ngữ, phổ biến nhất là tiếng Anh – từ lớp 3, khi mà đã trôi qua tuổi tối ưu nhất học ngôn ngữ”- Bộ trưởng Giáo dục nói.

Điều này, theo bà là lí do chính tại sao toàn bộ học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu học một ngoại ngữ từ năm 2020.

Bà Grahn-Laasonen thừ nhận trong một cuộc họp báo rằng quyết định trên có thể được hiểu như một chỉ dấu rằng chương trình khung đã được thiết kế không chính xác đối việc dạy ngoại ngữ trong nhiều thập kỉ qua. “Ngày nay chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về những giai đoạn học ngoại ngữ hiệu quả với trẻ em” – bà giải thích.

Quyết định hạ độ tuổi học ngoại ngữ có thể dẫn tới tình trạng bất thường trong các trường tiểu học, khi học sinh lớp 2 cũng sẽ là những học sinh duy nhất không học một ngoại ngữ vào mùa xuân 2020. Nhóm học sinh này sẽ bắt đầu học ngoại ngữ sau khi chuyên lớp 3 vào mùa thu năm đó.

“Nếu địa phương nào muốn vào thời điểm này cũng bắt đầu dạy ngoại ngữ cho học sinh lớp 2 thì cũng có thể thực hiện. Thực tế tại một số khu vực, bao gồm cả thủ đô Helsinki, cũng đã hạ thấp tuổi học ngoại ngữ. Thành phố Helsinki gần một năm trước đưa ra quyết định toàn bộ học sinh sẽ bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 1 vào mùa thu tới.

Theo Bộ trưởng Giáo dục thì nhiều khu vực phát triển kinh tế đã đầu tư cho giáo dục ngoại ngữ sớm trong trường học nhằm mang lại bình đẳng và không phân biệt đối xử về giáo dục.

Chi phí hàng năm cho kế hoạch cải cách dạy ngoại ngữ nói trên ước tính tăng 12 triệu euro ngay khi toàn bộ học sinh tiểu học bắt đầu học ngoại ngữ vào học kì mùa thu năm 2020.

Sinh động hoá giờ học bằng robot

Elias là một “giáo viên” mới toanh tại một trường tiểu học Phần Lan, điểm đặc biệt là “giáo viên” này không có sự kiên nhẫn và tận tâm tuyệt đối, không bao giờ khiến học sinh cảm thấy xấu hổ vì không trả lời được câu hỏi, và thậm chí có thể nhảy được điệu “Gangnam Style”. Elias là một robot.

Cỗ máy dạy ngôn ngữ này là một trong 4 robot tại một chương trình thí điểm tại các trường tiểu học phía Nam thành phố Tampere.

Robot có thể hiểu và nói 23 ngôn ngữ và được trang bị phần mềm cho phép hiểu yêu cầu của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm, robot chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh, Phần Lan và Đức.

Robot có thể đánh giá trình độ học sinh và điều chỉnh để đặt câu hỏi phù hợp. Nó cũng có thể phản hồi lại giáo viên về những điểm mạnh, yếu của học sinh.

Một số giáo viên đã nhận thấy hiệu quả rõ rệt khi làm việc chung với robot và xem đó như là một cách tiếp cận giáo dục chất lượng tới học sinh. “Tôi thấy Elias là một công cụ hữu ích tăng sự sinh động trong các hoạt động của giờ dạy” – giáo viên ngoại ngữ Riika Kolunsarka nhận xét.

Chương trình giáo dục ở Phần Lan được dạy bằng cả hai thứ tiếng chính thức, Phần Lan và Thụy Điển và học sinh có thể chọn một trường dạy ngôn ngữ phù hợp. Học sinh bắt đầu học ngôn ngữ khi 9 tuổi. Trong 9 năm giáo dục bắt buộc, học sinh học ít nhất 2 ngoại ngữ – thường là tiếng Anh và một trong hai tiếng chính thức của Phần Lan – và có thể học thêm nữa. Ngoài các trường nhà nước, còn có các trường chỉ giảng dạy bằng các ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của học sinh và ở đây các em có thể hoàn thành chương trình học tập của mình bằng một ngoại ngữ nào đó, nếu muốn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.