Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo

Hoa gạo hay còn có tên khác là hoa mộc miên, ban chi hoa, chỉ nở rộ vào dịp tháng 3, tháng 4 khi thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo

Vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 khi tiết trờ trở nên âm u, cái rét đã bớt và thay vào đó là tiết thời ẩm ướt thì đó là mùa hoa gạo sắp về.

Cây gạo có thân thẳng, có gai nhỏ xung quanh, vào mua cây gạo ra hoa thì lá rất ít thay vào đó là sắc đỏ rực rỡ giữa lưng chừng của bầu trời.

Cây gạo có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, vì vậy thường thấy bóng cây ở đầu đình, đầu làng... Tên của loài hoa này gợi sự no ấm, đầy đủ, gắn bó với mỗi người dân quê.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 1

Cây hoa gạo nổi tiếng nhất Hà Nội không thể không nhắc đến bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 2
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 3
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 4

Truyền thuyết kể rằng, ở một bản nọ có chàng trai nghèo khỏe mạnh, yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng.

Dân bản trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Ngày ra đi, chàng buộc vào tay cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh thay cho lời thề thủy chung.

Gặp Ngọc Hoàng, chàng thưa: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người rất cực khổ. Xin người xem xét lại”.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 5

Cây gạo còn có tên goi khác Mộc Miên hay Hồng Miên. Trong một số phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo

Ngọc Hoàng hỏi xem ai trông coi mưa nắng, một vị thần tâu: “Đó là thần Sấm, nhưng thần vốn ham vui nên có lúc xao nhãng”.

Thần Sấm thưa: “Một mình thần không làm xuể. Xin người giữ chàng trai này lại giúp thần làm mưa”. Ngọc Hoàng chuẩn tấu và truyền nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không lên được nữa. Chàng trai đành ở lại làm thần Mưa. Nhớ người yêu, nước mắt chàng trào ra.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 6

Là loài cây ở vùng nhiệt đới, thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông.

Nói về cô gái, ngày nào cô cũng trèo lên cây nêu trông ngóng. Một ngày tháng Ba, Ngọc Hoàng xuống hạ giới. Biết chuyện, ngài cho cô gái một điều ước.

Nàng thưa: “Xin người biến cây nên thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần”. Thỏa nguyện, cô gái gieo mình từ trên cao xuống.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 7

Hoa nở xòe 5 cánh.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 8

Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 9
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 10
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 11
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 12

Hoa gạo rải đỏ lối đi.

Nhìn những bông hoa đỏ nâng niu linh hồn người yêu, nước mắt thần Mưa rơi lã chã. Người ta gọi đó là hoa gạo, loài hoa đỏ rực như tình yêu nồng thắm.

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 13

Một cây hoa gạo khác ở trước cổng bệnh viện 108

Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 14
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 15
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 16
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 17
Tháng 4 về, Hà Nội rực đỏ mùa hoa gạo - Ảnh 18

Ở Hà Nội chỉ còn một vài cây đang độ ra hoa. Nhưng nếu bất kì người dân nào đã "thầm thương" chúng thì hãy đi ra ngoại thành, họa gạo rơi nơi nào cũng có.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.