Thăm 10 viện bảo tàng nổi tiếng thế giới qua “Live-streaming”

GD&TĐ - Hàng ngàn trẻ em ở Trung Quốc đang trải qua những “chuyến đi” tới một số bảo tàng nghệ thuật, khoa học và lịch sử hàng đầu thế giới thông qua “live-streaming”.

Thăm 10 viện bảo tàng nổi tiếng thế giới qua “Live-streaming”

Những “chuyến đi” tới các viện bảo tàng

Các em được tham quan các bảo tàng có thể theo lịch trình như sau: cuối tuần – phòng trưng bày Uffizi ở Florence và Musée d"Orsay ở Paris; thứ 4 – Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia ở Washington, Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York và Bảo tàng Lịch sử Đức ở Berlin.

Và đó chỉ là một nửa trong số những viện bảo tàng nổi tiếng thế giới các em sẽ được “ghé thăm” thông qua phương thức “live-streaming” – một thuật ngữ nói về phần nội dung được truyền tải trực tiếp qua Internet, đòi hỏi phải có một thiết bị truyền thông xác định, một bộ mã hóa để số hóa nội dung, một nhà xuất bản truyền thông và một mạng lưới phân phối nội dung để phân phối và cung cấp nội dung

Trẻ em đến từ hơn 180.000 hộ gia đình Trung Quốc đang được tham dự một chuyến lưu diễn ảo tới 10 bảo tàng nổi tiếng hàng đầu thế giới. Các chương trình được phát sóng hai tiếng mỗi ngày, kết hợp hình ảnh động nhẹ nhàng, clip từ các chuyến đi gần đây của nhà diễn thuyết Trung Quốc đến các viện bảo tàng, và bình luận trực tiếp từ các nhà học giả Trung Quốc trong một studio ở Thượng Hải.

Mỗi gia đình đều chi trả cho Aha School – một start-up giáo dục tại Thượng Hải đã sản xuất những chương trình này số tiền tương đương với 2,85 đô la để xem, và công ty đang quyên góp nguồn cấp dữ liệu phát sóng cho 174 phòng học ở nông thôn để làm dịch vụ công.

Ma Xiaoyan – một giáo viên tại Trường Trung học Akeli ở một góc nông thôn của tỉnh Tứ Xuyên cho biết: “Các em học sinh ở đây không được tiếp cận đến bất kỳ bảo tàng nào, chứ chưa nói đến những bảo tàng nổi tiếng. Đối với nhiều người trong số các em, thậm chí đi đến thành phố gần đây nhất cũng khó khăn vì gia đình các em không có tiền để đi du lịch”.

Các chuyên gia giáo dục cho biết dự án “100.000 trẻ em tham quan 10 bảo tàng hàng đầu thế giới” này nhấn mạnh vào việc “live-streaming” – một công nghệ đã phổ biến rộng rãi trên các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc có thể giúp cải thiện giáo dục từ xa ở Trung Quốc như thế nào.

Cải thiện giáo dục nông thôn

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết các dự án giáo dục phục vụ nông thôn bên cạnh có lợi ra thì cũng còn nhằm kêu gọi sự chú ý đến bất bình đẳng hệ thống trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc.

Giáo sư xã hội học Lingxin Hao tại Đại học Johns Hopkins, người nghiên cứu về giáo dục nông thôn ở Trung Quốc nói về dự án bảo tàng ảo này như sau:

“Đó chắc chắn là một mô hình tuyệt vời rồi. Nhưng tất cả các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện không thể giải quyết được vấn đề này vì những vấn đề này phải được thay đổi bởi các nhà hoạch định chính sách. Họ phải đối mặt với các vấn đề và tiến hành phân phối lại các nguồn lực một cách bình đẳng hơn”.

Giáo sư Wang Dan phụ trách giáo dục tại Đại học Hong Kong cho biết chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho giáo dục nông thôn trong thập kỷ qua, và kết quả có thể thấy rõ ràng ở nhiều lĩnh vực. Ví dụ như nhiều trường đã nhận được thư viện mới hoặc được nâng cấp các cơ sở hạ tầng khác, cùng với trang bị kết nối internet, máy chiếu kỹ thuật số và bảng điện tử.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên ở nông thôn cũng đã chuyển đến các khu vực thành thị, trong khi các ưu đãi của chính phủ để thu hút các giáo viên chuyển đến các vùng sâu vùng xa thường không đủ hào phóng.

Các chuyên gia cho biết để bù lại, các nhà giáo dục ở các thành phố của Trung Quốc đang thử nghiệm các chương trình mới mà trong đó các bài học được truyền tải đến các lớp học ở nông thôn. Ví dụ, Đoàn Thanh niên gần đây đã lập một tài khoản miễn phí trên WeChat – một dịch vụ nhắn tin để “live-streamig” về tiếng Trung, tiếng Anh và Toán cho học sinh tiểu học và trung học.

Theo báo cáo tháng 4 của Daxue Consulting – một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Bắc Kinh và Thượng Hải, thì “live-streamig” giáo dục đang phát triển ở Trung Quốc khi các phương tiện truyền thông mở rộng ra ngoài các cách sử dụng xã hội thuần túy.

Daxue trích dẫn phân tích riêng của mình về nền tảng YY trực tuyến của Trung Quốc, trong đó có 32 trong số 1.051 nguồn cấp dữ liệu “live-streaming” vào một ngày tháng 3 có liên quan đến giáo dục. Bản báo cáo cho biết: “Mặc dù tỷ lệ về giáo dục và công nghệ “live-streamig” còn khá nhỏ, nhưng nó đã cho thấy những sự thay đổi ban đầu, thay vì chỉ để làm nổi bật các “hot girl” như trước đây”.

Giáo sư Wang cho biết thêm rằng một số trường học ở các đô thị Trung Quốc cũng bắt đầu chia sẻ bài học với các trường học nông thôn thông qua các nguồn cấp dữ liệu trên Internet. Tuy nhiên, những sáng kiến như vậy thường rơi vào tình trạng không nóng không lạnh tại các lớp học nông thôn, một phần là do học sinh ở thành phố và nông thôn có những nền tảng và phong cách học tập rất khác nhau.

Cô Wang nói: “Tôi không nghĩ đây là cách để giải quyết các vấn đề giáo dục ở nông thôn, bởi vì giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh. Những gì phát huy hiệu quả ở Bắc Kinh có thể không phát huy hiệu quả trong một trường học ở nông thôn”.

Giáo sư Hao thì cho biết rằng sự di cư của các gia đình nông thôn đến các khu vực thành thị đã khiến cho “phân biệt thể chế” ở Trung Quốc lan rộng. Trẻ em di cư nông thôn thường không được học tại các trường học ở thành thị, ví dụ như vì các em không có hộ khẩu thành phố. Cô nói cách duy nhất để chấm dứt sự chia rẽ như thế này sẽ là thông qua các đạo luật để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho mọi công dân.

Hiện tại, mặc dù sự gia tăng của các dự án như “100.000 trẻ em đi tham quan 10 Bảo tàng hàng đầu thế giới” ít nhất có thể cho thấy sự phân chia nông thôn – thành thị, và thậm chí có thể thúc đẩy các quan chức chính quyền thực hiện những thay đổi mạnh mẽ hơn.

Cô Pan Lisheng – giám đốc dự án viện bảo tàng ảo cho Aha School đồng thời là một cựu phóng viên truyền hình cho biết vấn đề có lẽ không phải là các nguồn cung cấp bài học tồi tệ về mặt nguyên tắc, mà là chỉ có một số ít nhà giáo dục ở Trung Quốc đã tìm ra cách làm cho chúng trở nên thú vị thôi. Cô bổ sung thêm rằng các khu vực nông thôn của Trung Quốc đã có kết nối

Internet, nhưng: “Vấn đề chính là phải lấy gì từ Internet đây”.

Đối với dự án về bảo tàng này, cô đã tuyển dụng một nhóm gần 50 người để thiết kế đồ họa, đi đến 10 viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới, bình luận về các triển lãm nghệ thuật và khoa học, và thâu tất cả các tài liệu này vào một chương trình truyền hình hàng ngày dài hai giờ có thể thu hút một đứa trẻ từ bất kỳ nền tảng nào.

Nó đang được phân phối thông qua Cctalk – một ứng dụng của Trung Quốc chuyên về “live-streamig” giáo dục. Cô Pan nói: “Mọi đứa trẻ đều là một đóa hoa độc nhất”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.