Thái Nguyên hướng nghiệp sớm để học sinh chọn đúng nghề

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực trong công tác hướng nghiệp sớm giúp học sinh không lúng túng chọn nghề.

Hướng nghiệp sớm giúp học sinh chọn đúng ngành nghề.
Hướng nghiệp sớm giúp học sinh chọn đúng ngành nghề.

Chú trọng hướng nghiệp ngay từ sớm

Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc làm đúng ngành, đúng nghề trong tương lai, các trường THPT đã triển khai đa dạng hoạt động hướng nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong giáo dục trung học và cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu thị trường lao động, phục vụ nhu cầu địa phương.

Đối với trường THPT Phú Bình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, công tác giáo dục hướng nghiệp cũng là hoạt động xuyên suốt được nhà trường thực hiện hiệu quả trong nhiều năm qua.

Thầy giáo Dương Thanh Trọng, Hiệu trưởng trường THPT Phú Bình khẳng định: Với học sinh THPT, vấn đề chọn ngành, chọn nghề luôn được các em đặc biệt quan tâm. Bởi, đây là thời điểm các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến phát triển bản thân sau này.

Do đó, công tác hướng nghiệp sớm có vai trò quan trọng giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được ngành phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt trường học không chỉ dừng lại là nơi cung cấp tri thức, mà còn là môi trường tốt để góp phần định hướng và giúp các em khám phá tiềm năng, năng lực của bản thân.

Thời gian qua, ngoài việc tổ chức các buổi ngoại khóa tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối 12 thì nhà trường cũng tổ chức hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 10 và lớp 11 theo thông tư mới của Bộ. Nhà trường đã chủ động phối hợp, thông tin cho phụ huynh các khối về tình hình học tập của học sinh sau mỗi học kỳ để phụ huynh nắm bắt được năng lực học tập của con em mình, qua đó có sự trao đổi, góp ý và định hướng cho các em.

Em Hoàng Ngọc Khương, học sinh lớp 12A4 Trường THPT Phú Bình cho biết: Trước đây, em chưa hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nên em rất phân vân và băn khoăn, lo lắng khi chọn ngành nghề vì đây là sự lựa chọn quan trọng cho tương lai.

Cũng giống như nhiều bạn khác ở trong lớp, em thường xuyên tìm hiểu thông tin về ngành học, trường học và xin ý kiến tư vấn, định hướng từ các thầy cô và các anh chị khóa trước. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, các ngành nghề ngày càng có sự biến đổi không ngừng do đó tham gia các buổi ngoại khóa về hướng nghề, hướng nghiệp là rất cần thiết, qua đó chúng em sẽ có cơ hội cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

Tăng cường trải nghiệm thực tiễn

Trường học phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp cho các em học sinh.

Trường học phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình hướng nghiệp cho các em học sinh.

Tương tự như các trường THPT khác trên địa bàn, với mục tiêu giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc làm đúng ngành, đúng nghề trong tương lai, trường THPT Điềm Thụy đã triển khai đa dạng hoạt động hướng nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong giáo dục trung học và cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu thị trường lao động, phục vụ nhu cầu địa phương.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, thầy giáo Dương Xuân Bình, Hiệu trưởng trường THPT Điềm Thụy cho biết: Năm học 2022-2023, nhà trường có tổng số 1.335 học sinh, trong đó học sinh khối 12 có 436 em. Để các em nhận thức sớm và có sự lựa chọn đúng về nghề nghiệp trong tương lai, ngoài việc thực hiện chương trình hướng nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nhà trường còn chú trọng thay đổi phương thức, cách thức tuyên truyền, tổ chức đa dạng các hoạt động hướng nghiệp như: Mời chuyên gia để tư vấn, trao đổi với học sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các công ty doanh nghiệp trên địa bàn,…

Trong đó, nhà trường đã phối hợp với nhiều đơn vị như Sở lao động và Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên, các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, các công ty tuyển dụng, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để tư vấn, định hướng cho các em. Thông qua các buổi chia sẻ, trao đổi các em học sinh được tiếp cận và nắm bắt thêm nhiều thông tin, giải đáp những thắc mắc về ngành học, trường học, nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

Đối với riêng các thầy cô giáo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm nhiều hơn, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, thấu hiểu những mong muốn của học sinh để có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp và có sự định hướng đúng đắn cho các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.