Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.
Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Kinh ngạc

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Mua sắm và Bảo trì Bill LaPlante cho biết lực lượng Houthi 'trở nên đáng sợ' về mặt trình độ kỹ thuật.

"Tôi là một kỹ sư và nhà vật lý, và tôi đã gắn bó với tên lửa trong suốt sự nghiệp của mình", báo Mỹ dẫn lời cựu quan chức LaPlante, nói.

"Những gì tôi thấy về hoạt động của Houthi trong sáu tháng qua là điều mà tôi thực sự bị sốc", vị quan chức này cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng lực lượng dân quân này đã sản xuất ra những tên lửa "có thể làm được những điều thực sự đáng kinh ngạc".

Các lực lượng của Hải quân Mỹ được triển khai tới Biển Đỏ vào năm ngoái sau khi Chiến tranh Gaza leo thang thành một cuộc khủng hoảng an ninh khu vực đã có thể chứng kiến ​​tận mắt những điều "tuyệt vời" mà vũ khí của Houthi có thể làm được.

Vị quan chức này cho biết, muốn đánh bại được lực lượng dân quân Houthi, Mỹ cần phải đánh bại máy bay không người lái (UAV) tối tân của Houthi trước đó.

Trong đó có UAV Yafa có tầm hoạt động 2.600 km, mang theo 20-50 kg thuốc nổ và được ứng dụng công nghệ tàng hình; tiếp theo là Samad-3, UAV cỡ lớn có tầm hoạt động 1.800 km, tốc độ tối đa 250 km/h và tải trọng 18 kg.

Cùng với đó là Samad-4, phiên bản có hai quả bom không điều khiển ở các điểm cứng dưới cánh. Tầm bay 2.000 km, tải trọng 50 kg. Ngoài ra còn có Qasef-1 & Qasef-2K, máy bay không người lái kamikaze đơn giản, giá rẻ có tầm hoạt động hơn 100 km và tải trọng 30 kg.

Vũ khí của Houthi gây lo ngại nhất với Mỹ chính là tên lửa. Đầu tiên là Palestine-2: Tên lửa siêu thanh nhiên liệu rắn hai tầng. Tầm bắn 2.150 km, tải trọng 500 kg, tốc độ tối đa Mach 16 và khả năng cơ động cao khi tấn công mục tiêu.

Tiếp theo là Hatem-2, tên lửa siêu thanh có tầm bắn 150-385 km, tốc độ tối đa Mach 5-8, trọng lượng đầu đạn chưa được công bố; tên lửa tầm ngắn di động Burkan có nguồn gốc từ tên lửa Scud của Liên Xô: tầm bắn 1.000 km, đầu đạn 250 kg.

Cùng với đó là Karrar, tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn 300 km, đầu đạn 500 kg; Quds-4, tên lửa hành trình có tầm bắn 2.000 km. Trọng lượng đầu đạn hiện vẫn được Houthi bảo mật.

Tên lửa chống hạm có điều khiển Moheet được phát triển từ tên lửa V-750 của Liên Xô. Những khả năng của vũ khí này hiện vẫn còn là sự bí mật với Mỹ và đồng minh.

Tên lửa chống hạm P-15 Termit do Liên Xô phát triển, tầm bắn 40 km, đầu đạn 454 kg; Asef-2, tên lửa chống hạm có tầm bắn 450 km, trọng lượng đầu đạn lên tới 500 kg.

Và dòng tên lửa tiếp theo của Houthi mà Mỹ cũng cần phải rất cảnh giác là Mandab-2, tên lửa hành trình trên biển. Tầm bắn 300 km, mang được đầu đạn nặng 165 kg.

Vũ khí gây thiệt hại nhiều nhất

Tuy nhiên vũ khí của Houthi gây thiệt hại nhiều nhất cho Mỹ lại là tên lửa phòng không.

Yemen ngày nay bắt đầu phát triển hệ thống phòng không nhờ Liên Xô. Moscow đã ký các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với cả Cộng hòa Ả Rập Yemen (chiếm phần lớn Yemen do Houthi kiểm soát ngày nay) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen, một quốc gia riêng biệt ở miền Nam Yemen ngày nay, vào những năm 1960.

Đi kèm với sự hỗ trợ ngoại giao và hỗ trợ kinh tế và cơ sở hạ tầng lớn, tình bạn với Liên Xô có nghĩa là vũ khí – bao gồm tên lửa đạn đạo tinh vi, phòng thủ bờ biển, chống tăng và công nghệ tên lửa phòng không.

Hệ thống tên lửa 2K12 Kub/Kvadrat (phân loại của NATO là SA-6 Gainful) được Houthi hiện đại hóa thành FrankenSAM sử dụng tên lửa 3M9 được gọi là Fater-1.

Hệ thống tên lửa S-75 Dvina (định danh của NATO là SA-2 Guideline), một hệ thống phòng không tầm cao.

Tên lửa S-125 Neva/Pechora (định danh của NATO là SA-3 Goa), các biến thể nâng cấp của nó được biết là đã được chuyển giao cho cả Yemen vào những năm 70 và 80.

Hệ thống tên lửa đất đối không tầm thấp cơ động cao gắn trên xe 9K31 Strela-1 (phân loại của NATO là SA-9 Gaskin),

R-60 Molniya (định danh của NATO là AA-8 Aphid) - một hệ thống tên lửa không đối không từng được sử dụng trên máy bay MiG-21, MiG-29 và Su-22M3 của Yemen, được các kỹ sư từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Tên lửa Yemen chuyển đổi thành một tên lửa đất đối không có thể phóng từ thùng xe bán tải.

R-73 (NATO định danh là AA-11 Archer) – một tên lửa không đối không khác của Liên Xô được cải tiến thành SAM, được gọi là Thaqib-1.

Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-27 và R-77 (phân loại của NATO là AA-10 Alamo và AA-12 Adder), được Yemen chuyển đổi thành Thaqib-2 và Thaqib-3.

Hệ thống tên lửa đất đối không xách tay 9K32 Strela-2, 9K34 Strela-3 và 9K38 Igla (tên mã NATO là SA-7 Grail, SA-14 Gremlin và SA-18 Grouse).

Pháo phòng không kéo 12,7 và 14,5 mm của Liên Xô và pháo tự động phòng không hai nòng ZU-23 kéo 22 mm – số lượng của chúng ở Yemen ước tính lên tới hàng trăm.

Liên Xô cũng cung cấp cho Yemen một loạt các radar giám sát và phát hiện mục tiêu tối tân, bao gồm: Hệ thống radar P-18 (tên mã NATO là Spoon Rest D) và P-19 Danube (tên mã NATO là Flat Face B) 2d UHF.

Radar băng tần G/H 1S91 SURN (tên gọi của NATO là Straight Flush) công suất 26 kW với phạm vi lên tới 75 km dành cho hệ thống tên lửa Kub và Kvadrat.

Radar đo độ cao (đo độ cao) PRV-13 của Liên Xô (tên mã NATO là Odd Pair) – được phát hiện tại một cuộc duyệt binh quân sự ở Sanaa năm 2022.

Mặc dù đã khá cũ, những hệ thống này vẫn chứng minh được sức mạnh đủ để phá hủy hơn một chục máy bay không người lái hạng nặng MQ-9 Reaper của Mỹ, cùng với các máy bay phản lực và trực thăng Blackhawk, Apache, F-15, F-16, Tornado và Typhoon của các đồng minh Mỹ trong suốt cuộc xung đột kéo dài một thập kỷ qua ở Yemen.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.