Tập bơi có khó không?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Xin nói ngay, tập bơi không khó, rất dễ nữa là đằng khác, nếu chúng ta nghĩ rằng, biết bơi sẽ mang lại nhiều bổ ích, trước hết là khỏi chết đuối.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Học bơi không khó, vậy tại sao hàng ngày, trên các mặt báo xuất hiện liên tục những đứa trẻ chết đuối do không biết bơi? Trước hết, nói về phía gia đình. Trẻ em đuối nước đa số là ở vùng nông thôn, nhưng cũng chính những đứa trẻ ở quê lại chiếm số lượng trẻ biết bơi nhiều nhất.

Nghĩa là chúng tự bơi trong những ao hồ, sông suối chứ chả ai dạy cho chúng cả. Bắt đầu là “nghịch nước”, thấy mấy anh chị lớn hơn có thể bơi qua một con suối vài chục mét một cách dễ dàng, lại chia phe té nước vào nhau trông rất thích mắt, thế là... xuống nước để tập bơi.

Dĩ nhiên, số trẻ tự bơi này chả theo bài bản nào cả. Ban đầu thì bơi ở chỗ nước cạn để khỏi đuối nước, một tay bịt mũi còn tay kia “bơi”, dần dần thì ra chỗ nước sâu hơn và không bịt mũi nữa.

Các “vận động viên” này nhiều phen uống nước chí chết, thậm chí có em bị chết do không được cứu hộ kịp thời từ những đứa trẻ lớn hơn và bơi giỏi. Nhưng dù có sặc nước suýt chết, có bùn đất phủ kín lưng kín tóc đi nữa, cuối cùng rồi cũng bơi được.

Trong câu chuyện “tự bơi” này, cha mẹ ở vùng nông thôn không dạy cho con bơi mà hầu như mặc nhiên con cái của họ là phải bơi được mà không cần dạy. Vì ở các bến sông hay ao hồ ngày trước, bao giờ cạnh nhóm trẻ đang tập bơi cũng có một nhóm trẻ khác, lớn hơn và bơi rất giỏi ở gần đó.

Chúng sẽ cứu nhau nên việc đuối nước hiếm khi xảy ra. Còn bây giờ thì khác, đa số những đứa trẻ chết đuối liên tục trong những ngày gần đây đều không có những đứa trẻ lớn hơn mà bơi giỏi đi kèm.

Về phía nhà trường thì hầu như rất hiếm những trường có bể bơi để dạy cho học sinh dù trường đó có khi đã “đạt chuẩn quốc gia”. Vì vậy, việc dạy bơi cho các cháu đều phó thác cho các huấn luyện viên hướng dẫn bơi, còn cha mẹ nào bận ngồi quán bia hoặc tám chuyện trên điện thoại thì con có muốn đi bơi cũng chịu.

Hễ sau mỗi đợt trẻ con đuối nước với số lượng đông thì hầu như “cả hệ thống chính trị” vào cuộc. Nào là khuyến khích các trung tâm dạy bơi miễn phí, nào là chỉ đạo các trường nên dành đất để xây bể bơi, thậm chí có những nơi, Đoàn thanh niên của xã, phường đã biến dòng sông làm bể bơi để dạy cho bọn trẻ, như ở xã Tịnh Long (TP Quảng Ngãi) năm nào.

Thế nhưng, phong trào rộ lên được vài tháng rồi thôi. Số trẻ được dạy bơi ấy đã biết bơi, còn số trẻ kế tiếp thì không còn ai dạy chúng bơi nữa. Thế là ... đuối nước.

Chỉ cần bỏ ra chừng 15 ngày kiên trì liên tục học bơi là một đứa trẻ có thể biết bơi được rồi. Chúng có thể không bơi vượt biển ra đảo Bé - Lý Sơn như cuộc thi đang tổ chức nhưng chúng sẽ không bị đuối nước ở những chiếc ao hoặc mương thủy lợi được! Xin lưu ý là để cho một đứa trẻ biết bơi, tiền thuê huấn luyện viên không quá một chầu bia!

Mùa Hè đang đến, nắng nóng đang vây bủa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm các cháu vừa nghỉ hè, các ao hồ và mương thủy lợi nó vừa giải nhiệt nhưng cũng vừa là những cái bẫy cho bọn trẻ không biết bơi.

Việt Nam có 2 nghìn đứa trẻ dưới 15 tuổi đuối nước mỗi năm, dẫn đầu Đông Nam Á, quả là con số đáng để giật mình.

Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.