Tạo xúc cảm trong giờ dạy Lịch sử

GD&TĐ - Cô Khuất Thị Hồng - Giáo viên Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) - cho rằng: Vẫn có cách để truyền xúc cảm khi giảng dạy Lịch sử, môn học vốn được coi là khô khan, nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ. Cô Khuất Thị Hồng - Giáo viên Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) cho rằng, vẫn có cách để truyền xúc cảm khi giảng dạy Lịch sử, môn học vốn được coi là khô khan, nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ Cô Khuất Thị Hồng - Giáo viên Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) cho rằng, vẫn có cách để truyền xúc cảm khi giảng dạy Lịch sử, môn học vốn được coi là khô khan, nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ Cô Khuất Thị Hồng - Giáo viên Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) cho rằng, vẫn có cách để truyền xúc cảm khi giảng dạy Lịch sử, môn học vốn được coi là khô khan, nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ Cô Khuất Thị Hồng - Giáo viên Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) cho rằng, vẫn có cách để truyền xúc cảm khi giảng dạy Lịch sử, môn học vốn được coi là khô khan, nhiều sự kiện, ngày tháng khó nhớ

Tạo xúc cảm trong giờ dạy Lịch sử

Qua ngôn ngữ giàu hình ảnh

Cô Khuất Thị Hồng cho rằng, ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”.

Ví dụ, để lôi cuốn học sinh vào bài Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), cô Hồng dẫn dắt với những lời nói sinh động như sau:

“Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, đem tiềm lực kinh tế so sánh với tiềm lực kinh tế thì rõ ràng đây là một sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi và phần thắng chắc chắn thuộc về Mĩ. Nhưng thực tế phần thắng đã thuộc về ta. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta lại đánh thắng?”

Cô Hồng cho rằng, với giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, sẽ tạo ra cho học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ.

Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện. Ngoài ra, có thể tạo cảm xúc cho học sinh thông qua những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho bài học.

Sử dụng đồ dùng trực quan

Đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử hết sức phong phú và đa dạng, bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại); đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế…); đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu…).

Trong các đồ dùng trực quan này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử dụng nhiều trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.

Song, tùy vào mục đích, yêu cầu của bài học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ, khi dạy về nội dung Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, cô Hồng đã sử dụng các bức ảnh từng đoàn quân, đoàn xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua tuyến đường Trường Sơn lịch sử khi giảng về vai trò hậu phương của miền Bắc chi viện cho miền Nam.

Bức hình tạo cho các em biểu tượng về một dân tộc anh hùng, đoàn kết trong chiến đấu. Vì tiền tuyến miền Nam, nhân dân miền Bắc quyết tâm “một người làm việc bằng hai”, cũng để thực hiện chân lí “ dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một”.

Hoặc nội dung về Cuộc tổng tiến công và nồi dậy Xuân 1975, cô Hồng sử dụng lược đồ kết hợp tường thuật diễn biến của 3 chiến dịch.

Học sinh được trực tiếp quan sát từng diễn biến của chiến dịch một cách sinh động, cụ thể và làm khơi dậy ở các em khí thế hào hùng, dũng mãnh và thần tốc của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta trong những giây phút lịch sử trọng đại đó.

Từ đó, toàn bộ các sự kiện, diễn biến của chiến dịch sẽ được học sinh ghi nhớ bài ngay tại lớp và các em có thể trình bày lại toàn bộ diễn biến chiến dịch theo bản đồ.

Đồng thời, cùng với việc tìm hiểu diễn biến các chiến dịch, học sinh nhận thức được sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhận định đúng thời cơ, đề ra chủ trương, kế hoạch hợp lí, từ đó thấy được nguyên nhân quyết định nhất đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

Sử dụng sơ đồ làm dẫn chứng minh họa, ví dụ, nội dung Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954 - 1975), cô Hồng đã sử dụng sơ đồ “Viện trợ của các nước XHCN cho Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Với sơ đồ này, học sinh biết được sự giúp đỡ to lớn về của cải vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam đặc biệt trong những năm 1969 - 1972, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam “ đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Qua đó, học sinh thấy được đó không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi của tinh thần đoàn kết của các nước XHCN (tính ưu việt của CNXH). Ngày nay, dù cho CNXH đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu nhưng những nước tiếp tục đi lên con đường CNXH như Việt Nam, Trung Quốc vẫn là sự lựa chọn đúng đắn.

Trong các hoạt động ngoại khóa, việc sử dụng phim ảnh đem lại hiệu quả rất cao. Như trong ngoại khóa kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975), có thể sử dụng các bộ phim tư liệu như Tổng tiến công và nổi dậy 1972, Đại thắng mùa xuân 1975….

Đối với các giờ học nội khóa, do hạn chế về thời gian của tiết học nên giáo viên chỉ nên sử dụng các đoạn phim tư liệu ngắn tập trung vào các sự kiện tiêu biểu kết hợp với lời dẫn dắt, tường thuật thì sẽ đạt hiệu quả hơn.

Ví dụ, nội dung cuộc tiến công chiến lược năm 1972, giáo viên có thể sử dụng đoạn phim tư liệu ngắn về cuộc chiến đấu của quân ta tại Thành cổ Quảng Trị.

Nội dung cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giáo viên lựa chọn từng đoạn phim nhỏ về diễn biến của 3 chiến dịch: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Việc sử dụng các đoạn phim tư liệu sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo ra những xúc cảm mạnh mẽ.

Sau khi cho học sinh theo dõi, giáo viên đặt ra câu hỏi: “Cảm nhận của em khi theo dõi đoạn phim?”.

Giáo viên cho học sinh trình bày ý kiến và cảm nhận của bản thân. Qua đó, các em sẽ cảm thấy ấn tượng với những hình ảnh, kiến thức được khắc sâu hơn, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức mới, kích thích tư duy, những hình ảnh được quan sát sẽ góp phần phát triển trí tưởng tượng của học sinh.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của giáo viên, cô Hồng cho rằng, nhà trường cần trang bị nhiều hơn nữa các tác phẩm văn học, phim tài liệu, phim truyện có nội dung lịch sử.

Bên cạnh đó, tổ chức cho học sinh xem những bộ phim có giá trị lịch sử; tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi kể chuyện lịch sử, đóng kịch, sưu tầm tranh ảnh về nhân vật lịch sử hay tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử cho giáo viên và học sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Viết tiếp giấc mơ

GD&TĐ - Chẳng hiểu sao ba mẹ lại treo ảnh Bác trên bàn thờ, ở vị trí cao nhất. Chòm râu dài, ánh mắt hiền từ và cái miệng cười mỉm trấn an tinh thần chị.
Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.