Kỹ năng học môn Lịch sử

Tâm lý chung của các bạn học sinh là “ngại” và “sợ” môn Lịch sử, thế nhưng nếu có phương pháp học hợp lý thì môn Lịch sử sẽ không còn “đáng sợ” nữa. 

Ảnh Chí Lộc
Ảnh Chí Lộc

Niềm đam mê là yếu tố đầu tiên để học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy tạo dựng niềm đam mê ấy bằng cách không đặt ra tâm lý quá nặng nề khi học, ban hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi mà học nó để thêm yêu cuộc sống, thêm yêu những giá trị lịch sử trong quá khứ.

Lên kế hoạch học tập: Lịch sử là môn khó học, nhanh quên và dễ nhầm lẫn giữa các sự kiện. Vậy nên để trang bị đầy đủ kiến thức cho mình bạn phải có kế hoạch học tập ngay từ đầu với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tránh tình trạng học “học gấp, học vội” dẫn đến việc nhớ sai, nhớ nhầm “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Kỹ năng ghi nhớ các con số, ngày, tháng, năm: Những con số trong môn Lịch sử không giống những con số trong các môn học khác bởi nó là những ngày, tháng, năm gắn liền với các sự kiện cụ thể.

Những con số trong môn Lịch sử thường là rất nhiều, vậy nên bạn chỉ cần nhớ những con số, những ngày, tháng, năm quan trọng, còn các thời điểm khác thì nhớ tương đối (ví dụ như: mùa xuân, mùa đông năm 1945…) là được rồi.

Kỹ năng học từ khóa: Vì kiến thức rất rộng nên điều cốt lõi khi học môn Lịch sử là bạn cần học các từ khóa. Học các từ khóa sẽ giúp bạn dễ nhớ các nội dung sau đó.

Kỹ năng khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử: Trên cơ sở nắm vững từng sự kiện bạn phải biết xâu chuỗi các sự kiện đó lại thành một hệ thống các sự kiện thể hiện bản chất của một thời kỳ hoặc một giai đoạn lịch sử với những nét nổi bật của nó. Có như thế kiến thức của bạn mới xuyên suốt và không bị nhầm lẫn.

Kỹ năng liên hệ, so sánh: Khi bạn đã nắm chắc các sự kiện lịch sử thì bạn nên học thêm kỹ năng liên hệ, so sánh để  nhớ lâu và khắc sâu kiến thức. Liên hệ, so sánh ở đây là rút ra bài học kinh nghiệm của quá khứ cho hiện tại và rút ra bản chất của các sự kiện khác nhau để thấy được từng bước tiến của lịch sử.

Ôn tập: Sau mỗi giờ học trên lớp thì về nhà các bạn cần ôn tập ngay để khắc sâu thêm kiến thức vừa học, các cụ ta có câu “Văn ôn, võ luyện” là thế. 

Cách ôn tập khả thi nhất là viết bài, viết bài sẽ giúp bạn tăng khả năng trình bày và khả năng diễn đạt. Sau khi viết bài xong bạn nên củng cố kiến thức bằng cách nhờ các thầy, cô kiểm tra bài giúp hoặc cùng bạn bè đối chiếu bài làm. Từ đó bổ sung những kiến thức còn hổng.

Theo muctim

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vở nhạc kịch 'Lửa từ Đất' công diễn từ 15/3. Ảnh: Bình Thanh

Công diễn nhạc kịch 'Lửa từ Đất'

GD&TĐ - Tháng Ba này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ công diễn vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).

Chủ trang trại Zhou Zhiwei cho biết, nghề buôn bán chenpi từng bị coi là một ngành lạc hậu. Ảnh: Maggie Hiufu Wong/CNN

Ở nơi 'vàng' mọc trên cây

GD&TĐ - Bề ngoài, Tân Hội chỉ là một quận buồn tẻ tại thành phố Giang Môn (Quảng Đông, Trung Quốc).

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.