Tăng cường chức năng kiểm tra, đánh giá trong giáo dục hướng nghiệp

GD&TĐ - Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết.

Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết.
Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết.

Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá

Kiểm tra, đánh giá trong quản lí hướng nghiệp là quá trình thu thập và trao đổi thông tin. Mục đích nhằm xem xét, đánh giá các hoạt động hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không?

Nhiều chuyên gia nhận định, kiểm tra phải đi đôi với đánh giá. Đánh giá là quá trình xử lý các thông tin thu thập được qua kiểm tra. Từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp.

Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết, nhằm xem xét các hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục và các bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp hay không?

Xem xét những ưu điểm, thiếu sót và nguyên nhân của những thiếu sót trong quá trình giáo dục hướng nghiệp ở cơ sở để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí.

Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp có phù hợp với các nguồn lực hiện có của cơ sở giáo dục hay không?

Đồng thời, có căn cứ để đưa ra hoặc hoàn thiện các quyết định quản lí, có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lí giáo dục hướng nghiệp. Qua đó, có sự điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lí chưa phù hợp và hoặc kém hiệu quả trong thực tiễn;

Thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, đồng thời cũng biết được thái độ, trách nhiệm của cấp dưới đối với các quyết định đã được đưa ra;

Phát hiện những nhân tố mới, những khả năng tiềm tàng, sáng tạo của cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự. Đồng thời, giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thấy cần thiết.

Bên cạnh đó, thu thập được các thông tin để có cơ sở đánh giá một cách kịp thời, khách quan tiến độ và kết quả giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, đổi mới và hoàn thiện tổ chức, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp tiếp theo.

Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện những công việc như đối chiếu và đo lường kết quả đạt được của mỗi hoạt động giáo dục hướng nghiệp với chuẩn đã đề ra để đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp so với kế hoạch giáo dục hướng nghiệp;

Phát hiện mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các phòng GDĐT, các trường THPT chịu sự quản lí trực tiếp của Sở GDĐT, các trường THCS chịu sự quản lí trực tiếp của phòng GDĐT, các bộ phận (nhóm), cán bộ, giáo viên trong trường và tiến hành điều chỉnh những sai lệch; Hiệu chỉnh và sửa lại những chuẩn đánh giá nếu thấy cần thiết.

3 bước thực hiện kiểm tra, đánh giá

Theo đó, cán bộ quản lí hướng nghiệp cần thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng chuẩn đánh giá việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp.

Bước 2: Đo đạc việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp.

Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch để giáo dục hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định.

Trong quá trình quản lí hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp nên ưu tiên dành thời gian cho công tác kiểm tra (tốt nhất là 30% - 40% thời gian). Có thể kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục theo nhiều cách khác nhau. Đó là kiểm tra đột xuất, không báo trước để nhà trường và giáo viên luôn có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra.

Bên cạnh đó, kiểm tra có báo trước để nhà trường và giáo viên tập trung chuẩn bị. Qua đó, giáo viên bộc lộ được trình độ và tài năng; Cán bộ quản lí hướng nghiệp đánh giá đúng khả năng của nhà trường và năng lực của giáo viên. Đồng thời tạo được không khí thi đua làm giáo dục hướng nghiệp tốt trong các cơ sở giáo dục;

Ngoài ra, cần kết hợp kiểm tra đột xuất với kiểm tra, đánh giá có báo trước. Kiểm tra theo chuyên đề khi thấy có vấn đề nào đó nổi cộm trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, có thể tiến hành kiểm tra theo chuyên đề để đánh giá lại vấn đề đó cho chính xác. Kiểm tra bằng phương pháp quan sát hay kiểm tra qua trao đổi với giáo viên, trưởng nhóm...

Để việc thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, cần lưu ý xác định rõ mục đích và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá để điều chỉnh các sai lệch, làm cho các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định. Đánh giá dựa trên chuẩn đo đạc và thông tin thu được qua kiểm tra để khen chê, thưởng phạt đúng, công tâm, công bằng mới có tác dụng và làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.