Tăng chất lượng đại trà, tiến vượt bậc về GD mũi nhọn

GD&TĐ - Có thể nói từ sau Nghị quyết 29, giáo dục phổ thông (GDPT) Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng GD đại trà được nâng lên, GD mũi nhọn có bước tiến vượt bậc. Chất lượng GD về kiến thức văn hóa của Việt Nam được đánh giá xếp trong top 50 thế giới... Thông tin về GDPT Việt Nam sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW được ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.

Kết quả thực tiễn của giáo dục phổ thông thể hiện rõ nét trong chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện
Kết quả thực tiễn của giáo dục phổ thông thể hiện rõ nét trong chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầuđổi mới căn bản, toàn diện

Bước chuyển nổi bật sau 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện

- Trước hết, ông có thể chia sẻ những kết quả nổi bật của GDPT sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW?

Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, Nghị quyết 88/2014/QH13, Nghị quyết 44/NQ-CP, Quyết định 404/QĐ-TTg, trong 5 năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai đồng 9 nhiệm vụ cơ bản, 5 giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với giáo dục phổ thông (GDPT), một mặt tích cực xây dựng Chương trình GDPT mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ nhà giáo để triển khai Chương trình (CT) mới, mặt khác tập trung nâng cao chất lượng thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng CT mới. Có thể kể đến một số kết quả nổi bật sau:

Công tác PCGD được duy trì tốt và tăng dần về chất lượng; công bằng trong tiếp cận GD được bảo đảm. Có thể nêu một vài số liệu: Số tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học (TH) đúng độ tuổi tăng từ 59/63 tỉnh đến nay có 63/63 tỉnh; tỉ lệ HS TH bỏ học giảm từ 0,24% xuống còn 0,16%; số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 tăng từ 93,70% lên 99,39%; Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình TH tăng từ 85,30% lên 94,76%. Chất lượng PCGD THCS được nâng cao: Duy trì 100% tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS, trong đó từ chỗ còn 34 xã chưa đạt chuẩn năm 2012 đến nay chỉ còn 7 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tỉ lệ HS THCS bỏ học giảm từ 1,2% đến nay xuống còn 0,87%.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của ngành GD đã và đang thể hiện rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT
  • Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của ngành GD đã và đang thể hiện rõ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT

Chất lượng GD về kiến thức văn hóa được đánh giá xếp trong top 50 thế giới. Điều này được minh chứng qua kết quả đánh giá HS quốc tế (PISA) của Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao so với chu kì 2012: Chu kỳ 2015, trên tổng số 70 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học; xếp thứ 22 về Toán học; xếp thứ 32 về Đọc hiểu.

GD mũi nhọn đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành tích của HS Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học luôn đạt mức cao, hầu hết các môn có 100% HS đoạt huy chương, số HCV tăng. Giai đoạn 5 năm từ 2009 - 2013, tổng số 160 lượt HS tham dự đoạt 150 giải khu vực và quốc tế (21 HCV, 56 HCB, 58 HCĐ, 15 Bằng khen). Giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, số giải đạt nhiều hơn giai đoạn trước là 37 giải; số HCV tăng 3 lần. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, hằng năm có 8 dự án dự thi cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế. 6 năm liền, Việt Nam là một trong số 50% quốc gia (trên tổng số gần 80 nước tham gia) có dự án đoạt giải.

- Thành tích cao của HS Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực, thế giới, thi khoa học kỹ thuật quốc tế khẳng định điều gì về GDPT, thưa ông?

Yếu tố quan trọng để có thành công đó trước hết là do chất lượng GDPT đại trà đã được nâng lên để trên nền đó chất lượng GD mũi nhọn có bước tiến vượt bậc. Trong những năm qua, bên cạnh tập trung nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chúng ta đã tập trung đẩy mạnh dạy học Ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh, cùng với việc triển khai dạy học Toán và các môn khoa học bằng Tiếng Anh trong các trường THPT chuyên.

Từ đó HS đã có đủ năng lực để tự học, tự nghiên cứu không phải chỉ qua các tài liệu tiếng Việt mà đã có thể chủ động tiếp cận với nguồn tài liệu bằng tiếng Anh, qua đó tiếp cận với trình độ GD tiên tiến trên thế giới. Một điều quan trọng nữa là thiết bị thí nghiệm trong các trường chuyên vừa qua đã được quan tâm đầu tư có trọng điểm.

HS của chúng ta đã có điều kiện tiếp cận sớm với các thiết bị thí nghiệm ngang tầm quốc tế, qua đó các em vừa nâng cao được năng lực thực hành, vừa không “lạ lẫm” với các thiết bị thí nghiệm trong các bài thi quốc tế. Nhờ thế mà thành tích của các em đã không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, khi mà đã khắc phục được hạn chế trong các phần thi thực hành trước đây.

Năm 2018, Ngân hàng Thế giới công bố Việt Nam là một trong 10 hệ thống GD hàng đầu của thế giới, HS phổ thông Việt Nam nằm trong nhóm có thành tích học tập cao nhất ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, đó là những đánh giá xác thực, khách quan. Về kiến thức phổ thông, HS Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Bằng chứng từ kết quả PISA, thành tích thi quốc tế đã nói trên; đồng thời với số lượng, thành tích học tập của HS tốt nghiệp phổ thông Việt Nam vào học các trường ĐH danh tiếng trên thế giới đã được thừa nhận. Tuy nhiên, HS phổ thông Việt Nam còn hạn chế về kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đó là lí do tại sao chúng ta đang phải tiếp tục đổi mới theo hướng tiệm cận với thế giới. Ông Nguyễn Xuân Thành

Năm 2018, Ngân hàng Thế giới công bố Việt Nam là một trong 10 hệ thống GD hàng đầu của thế giới, HS phổ thông Việt Nam nằm trong nhóm có thành tích học tập cao nhất ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, đó là những đánh giá xác thực, khách quan. Về kiến thức phổ thông, HS Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước phát triển trên thế giới. Bằng chứng từ kết quả PISA, thành tích thi quốc tế đã nói trên; đồng thời với số lượng, thành tích học tập của HS tốt nghiệp phổ thông Việt Nam vào học các trường ĐH danh tiếng trên thế giới đã được thừa nhận. Tuy nhiên, HS phổ thông Việt Nam còn hạn chế về kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đó là lí do tại sao chúng ta đang phải tiếp tục đổi mới theo hướng tiệm cận với thế giới.

Ông Nguyễn Xuân Thành

Thận trọng đổi mới chương trình, SGK GDPT

- Trong nội dung Nghị quyết 29, một trong những tồn tại, hạn chế được chỉ ra là việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Vậy, 5 năm qua, GDPT đã có những thay đổi gì để khắc phục tồn tại, hạn chế trên?

Đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới GD vì nó có vai trò quan trọng trong điều chỉnh trở lại quá trình dạy - học. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo nhà trường, GV xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch GD từng môn học, hoạt động GD theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS.

Đến nay, việc kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình GDPT hiện hành đã cơ bản được khắc phục. GV đã thực hiện khá tốt đánh giá thường xuyên với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua quan sát hoạt động trên lớp; qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 cũng là khoảng thời gian triển khai Nghị quyết Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT. Được biết, Bộ GD&ĐT - nơi được giao đầu mối triển khai Nghị quyết - đã có những bước đi rất thận trọng trong xây dựng chương trình cũng như chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình. Tại sao phải cần thiết có sự thận trọng này?

Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 điều chỉnh lộ trình thực hiện Chương trình, SGK GDPT mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định “Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng Chương trình, SGK GDPT mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp đầu cấp của cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp đầu cấp của cấp THPT”. Như vậy, thời gian bắt đầu triển khai áp dụng Chương trình, SGK mới được Quốc hội cho phép đến năm học 2020 - 2021.

Thực hiện Nghị quyết số 51/2017/QH14 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT, Bộ GD&ĐT đã tích cực xây dựng Chương trình GDPT mới để phấn đấu thực hiện sớm hơn một năm so với thời gian Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, do lần đầu triển khai xây dựng chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS đồng bộ ở tất cả các môn học, lớp học, cấp học, cần phải chắc chắn ở từng khâu để bảo đảm chất lượng và khả thi nên đến nay việc xây dựng chương trình mới hoàn thành. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và báo cáo Quốc hội về thời gian áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Thông tư Chương trình GDPT trong tháng này.

- Xin cảm ơn ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ