Phát huy sự sáng tạo của giáo viên phù hợp xu hướng quốc tế

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Chuyển mạnh từ quản lý kiểu bao cấp sang giao quyền chủ động cho GV

Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết:

Khâu then chốt nhất bảo đảm thành công của quá trình đổi mới GDĐT đã được xác định trong Nghị quyết 29/NQ-TW là: đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Thực hiện điều đó, trong thời gian qua Bộ GDĐT tập trung chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lí chuyên môn theo hướng phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của giáo viên trong việc thực hiện chương trình GDPT; tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hành PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT),
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), 

Cơ chế quản lý chuyên môn đã được chuyển mạnh từ quản lý theo kiểu bao cấp sang giao quyền chủ động cho giáo viên, nhà trường xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục. Cơ chế tổ chức và quản lí chuyên môn trong các nhà trường có bước chuyển biến tích cực theo hướng dân chủ, phát huy sự sáng tạo của giáo viên phù hợp với xu hướng quốc tế.

Nhờ sự chuyển biến về cơ chế nói trên nên phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực đã có chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của đông đảo CBQL, giáo viên. Kết quả nêu trên là minh chứng cho sự đổi mới tích cực này.

Chuyển động trong đổi mới hình thức dạy học

Một trong những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Ảnh minh hoạ/ Internet
 Ảnh minh hoạ/ Internet

Nói về những gì đã làm được so với yêu cầu trên trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng:

Phẩm chất, năng lực của học sinh chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động tích cực, tự lực tiếp nhận và vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Kết quả triển khai đổi mới như sau:

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học trong các môn học theo hướng chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được triển khai rộng rãi giúp tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục các kỹ năng mềm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học (Nghị quyết 29); hoạt động giáo dục nhà trường gắn với di sản, gắn với sản xuất-kinh doanh-dịch vụ ở địa phương giúp tăng cường năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn (Nghị quyết 29).

“Một trong những minh chứng cho đổi mới hình thức dạy học là hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong 6 năm qua đã được lan toả rộng rãi và có chất lượng tốt: hàng chục ngàn dự án khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học được thực hiện hằng năm ở các nhà trường; hơn 5000 dự án dự thi Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh hằng năm; gần 500 dự án dự thi Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia hằng năm; góp phần phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời (Nghị quyết 29)” – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.