Nỗi buồn có những nét “quyến rũ” riêng của nó, và giai đoạn buồn bã hoặc u sầu cũng có giá trị của nó. Các nhà tâm lý nghiên cứu về cảm xúc và hành vi của con người cho rằng, cảm xúc tiêu cực rất quan trọng - nó cảnh báo con người về những gì đang xảy ra xung quanh và cách giải quyết.
Ví dụ, sự tức giận, xấu hổ hoặc ghê tởm giúp mọi người tránh khỏi những tình huống nguy hiểm tiềm tàng. Nhưng nỗi buồn mang lại cái gì? Cảm xúc này thường xuyên gặp hơn những cảm xúc khác và nó thực hiện những chức năng gì?
Thực ra, nỗi buồn - không phải trong giai đoạn trầm cảm- giúp đối phó với những thử thách mà hàng ngày cuộc sống “ném” vào chúng ta, cũng như là tín hiệu để những người xung quanh biết rằng ta đang cần giúp đỡ. Nỗi buồn làm tăng sự đồng cảm, giúp con người gắn bó với nhau hơn, và thậm chí mang đến nguồn cảm hứng cho những người sáng tạo.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tâm trạng xấu thực sự là rất nhiều ưu điểm:
Nó có ảnh hưởng tích cực tới trí nhớ - những người buồn bã ghi nhớ chi tiết tốt hơn và ít khi bị rối trí;
Nó giúp con người thực hiện công việc chính xác hơn - trong một thí nghiệm, những người buồn bã thường ít tin tưởng hơn, họ khó bị lừa gạt, ấn tượng của họ về những người khác thường chuẩn xác hơn ở những người vui vẻ;
Nó thúc đẩy - khi người ta giao một vấn đề cho những người buồn và hạnh phúc, những người có tâm trạng xấu thực hiện công việc cẩn thận hơn, làm việc với nhiều nỗ lực ơhn và đạt được những kết quả chính xác hơn.
Nó làm tăng ý thức về công lý - những người buồn thường chú ý hơn đến các chuẩn mực xã hội và suy nghĩ ít về bản thân;
Nó giúp con người giao tiếp hiệu quả hơn với nhau - những người buồn giải quyết các vấn đề tốt hơn khi cần thuyết phục người khác hoặc để hiểu tình hình nhập nhằng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, luôn luôn hạnh phúc có thể “tiêu diệt” con người và lựa chọn hoàn hảo nhất là duy trì sự cân bằng giữa những xúc cảm tích cực và tiêu cực.