Tác giả của đề xuất thể dục "dân vũ"

GD&TĐ - Tâm huyết và không ngừng đổi mới sáng tạo; thầy Vũ Duy Khôi - Phó hiệu trưởng Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội) vinh dự được nhận Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" năm 2018.

Học sinh Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội). Ảnh: website của nhà trường
Học sinh Trường THPT Sơn Tây (Hà Nội). Ảnh: website của nhà trường

Khơi dậy khả năng tự học, sáng tạo của các em

Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Vũ Duy Khôi luôn gương mẫu trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Ngành Giáo dục Thủ đô phát động.

Bản thân thầy luôn tâm huyết với nghề dạy học, có nhiều học sinh đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi Thành phố và nhiều học sinh đạt điểm 10 môn Hóa ở Kỳ thi THPT quốc gia.

Thầy Khôi chia sẻ, để có được thành công đó, GV phải truyền được cảm hứng cho học sinh và khơi dậy khả năng tự học, sáng tạo của các em. Thầy cũng đã viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Biên soạn chuyên đề peptit và protein theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT” để học sinh có thể tự học chuyên đề này.

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thầy Khôi chủ động đề xuất và thực hiện thành công việc chuyển hướng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Cụ thể, chuyển từ làm việc cá nhân (chưa có sự hợp tác) sang thực hiện phân mảng kiến thức với sự tham gia của nhiều giáo viên, mỗi giáo viên dạy một chuyên đề để thực hiện chuyên sâu.

Kết quả trong những năm học gần đây, Trường THPT Sơn Tây luôn có học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, năm học 2017-2018: Nhà trường có 9 học sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi Thành phố và 5 học sinh đạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đây là thành tích cao nhất của nhà trường từ trước đến nay.

Dạy thể dục dưới hình thức "dân vũ"

 
Thầy Võ Duy Khôi

Năm học 2017-2018 là năm học đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và bài thể dục chống mệt mỏi.

Theo đó, thầy Khôi đã chủ động đề xuất và triển khai nội dung này dưới hình thức "Dân vũ" và thực hiện theo 7 bước:

Bước 1: Lựa chọn cách triển khai: Dân vũ

Bước 2: Chọn bài dân vũ phù hợp

Bước 3: Tổ chức tập luyện cho đội dân vũ (Mỗi lớp có 1 đến 2 học sinh tham gia đội dân vũ)

Bước 4: Quay video bài dân vũ và đưa lên trang Facebook của Đoàn trường

Bước 5: Các lớp tổ chức tập luyện bài dân vũ theo video đã được cung cấp (học sinh trong lớp tham gia đội dân vũ của trường làm lòng cốt, tổ chức cho các bạn luyện tập)

Bước 6: Kiểm tra việc tập luyện bài dân vũ của các lớp (Tích hợp vào giờ chào cờ)

Bước 7: Tổ chức triển khai bài thể dục giữa giờ chống mệt mỏi dưới hình thức dân vũ với các khối lớp (Thực hiện ở giờ ra chơi sau tiết 2 thứ 3, 5, 7 hàng tuần và duy trì trong cả năm học)

Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Năm học 2017-2018, thầy Khôi đã viết SKKN “Giải pháp chỉ đạo nội dung tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT” được Sở GD&ĐT Hà Nội xếp loại B.

Qua đó, mỗi giáo viên đã đăng ký và viết một chuyên đề tự đào tạo, bồi dưỡng trong năm học, rồi báo cáo trước tổ/nhóm chuyên môn hoặc nhà trường. Sau khi kiểm duyệt nội dung, các chuyên đề đó được chuyển xuống thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh có thể tham khảo.

Với vai trò là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, thầy Khôi đã chủ động đề xuất và được Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép triển khai dạy môn Tin học theo chương trình Tin học văn phòng thế giới, đã mang lại hiệu quả cao trong dạy và học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.