Tác dụng phụ của thuốc giảm cân

GD&TĐ - Đối với những người muốn giảm cân nhanh, dùng thuốc giảm cân có vẻ là giải pháp hữu ích. Nhưng, bạn có biết những tác dụng phụ của chúng?

Tác dụng phụ của thuốc giảm cân

1. Ảnh hưởng đến tim mạch

Nhiều loại thuốc giảm cân được quảng cáo làm tăng hoạt động trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn và cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn.

Thực tế, nếu có thể đảm bảo các tiêu chí này thì đó lại là những loại thuốc giảm cân chứa chất kích thích, tức có thành phần là amphetamine hoặc kết hợp giữa caffeine, guarana hay các phần có gốc amphetamine khác.

Những chất kích thích này làm tăng huyết áp và nhịp tim rất nhanh. Nếu người sử dụng mắc bệnh tim, thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, đối mặt nhiều nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc giảm cân chứa chất kích thích có khả năng dẫn đến: Đánh trống ngực, huyết áp cao, thở nhanh, đau tim, đột quỵ, động kinh.

2. Gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Song song với mục đích chính là giảm cân, uống thuốc giảm cân cũng có thể gây ra các vấn đề khó chịu (và đôi khi là nghiêm trọng) ở đường tiêu hóa.

Nhiều loại thuốc giảm cân hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn hoặc giảm sự hấp thụ chất béo trong cơ thể, làm thay đổi quá trình tiêu hóa, từ đó gây ra một loạt các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng như: Cảm giác đầy hơi chướng bụng, buồn nôn, nôn; Co thắt dạ dày, tiêu chảy, mất kiểm soát cơ thắt hậu môn, dẫn đến đại tiện không tự chủ, táo bón...

3. Tăng cảm giác căng thẳng

Theo Viện Y tế Quốc gia, khoảng 15% người trưởng thành ở Mỹ đã sử dụng thuốc giảm cân vào một thời điểm nào đó trong đời, chi tiêu khoảng 2,1 tỷ đô la một năm cho những dạng thuốc.

Theo Viện Y tế Quốc gia, khoảng 15% người trưởng thành ở Mỹ đã sử dụng thuốc giảm cân vào một thời điểm nào đó trong đời, chi tiêu khoảng 2,1 tỷ đô la một năm cho những dạng thuốc.

Những loại thuốc này chứa chất kích thích có thể tác động cả về mặt tinh thần, trạng thái cảm xúc nếu sử dụng trong một thời gian dài hoặc quá liều như gây kích động, khó chịu, thay đổi tâm trạng và hồi hộp.

Riêng các loại thuốc có nguồn gốc từ amphetamine có thể khiến người dùng lo lắng quá mức và hoang tưởng cực độ.

Nếu bạn có tiền sử rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, sử dụng thuốc giảm cân thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, dẫn đến các cơn hoảng loạn.

Mặc dù thuốc giảm cân chứa chất kích thích có thể giúp bạn sở hữu thân hình lý tưởng nhưng điều này không đáng phải trả bằng cả sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Vì vậy, hãy luôn sử dụng thuốc có ý thức hoặc áp dụng các biện pháp giảm cân khác phù hợp hơn.

4. Gây mất ngủ

Các chất kích thích trong một số loại thuốc giảm cân sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn và tăng tốc độ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tùy thuộc vào liều lượng bạn dùng và mức độ nhạy cảm với chất kích thích, đôi khi mức năng lượng tăng cao này chỉ tương tự như uống quá nhiều cà phê hoặc nước tăng lực vì chúng chứa nhiều thành phần giống nhau.

Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ là “kết quả không mong muốn” khá phổ biến từ thuốc giảm cân. Năng lượng tăng và nhịp tim nhanh khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Các cảm giác lo lắng, hoang tưởng, tác động về tinh thần cũng khiến bạn thức khuya, không đủ thư giãn để nghỉ ngơi.

Chứng mất ngủ cũng kéo theo:

- Tình trạng uể oải nghiêm trọng vào ban ngày (có thể rất nguy hiểm khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác đòi hỏi sự tập trung).

- Cảm giác chán nản, cáu kỉnh.

- Tăng cảm giác ngon miệng làm bạn muốn ăn nhiều hơn.

- Thôi thúc ý nghĩ cần thêm thuốc để tỉnh táo, khiến bạn rơi vào một “vòng lẩn quẩn” các tác hại của thuốc giảm cân. Một số người tìm đến các loại thuốc chống buồn ngủ. Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để đối phó với tác dụng phụ của thuốc giảm cân đang dùng rất dễ dẫn đến việc lạm dụng thuốc hơn.

5. Gan hoạt động quá tải

Gan là một cơ quan quan trọng giúp cơ thể bạn xử lý các chất dinh dưỡng trong thức ăn, loại bỏ các chất độc hại khỏi hệ thống của bạn và đóng vai trò ổn định lượng đường trong máu của bạn - nhưng việc sử dụng thuốc giảm cân có thể gây nguy hiểm cho các chức năng này.

Gan của bạn phải xử lý các thành phần và sản phẩm phụ hóa học khi bạn dùng thuốc giảm cân và điều đó có thể gây ra sự tích tụ các enzym có thể gây độc. Nghiên cứu cũng đã liên kết một số loại thuốc giảm cân với bệnh viêm gan, một dạng viêm gan có thể dẫn đến tổn thương hoặc sẹo vĩnh viễn.

Uống thuốc giảm cân thế nào mới đúng?

Sau đây là 3 lưu ý khi dùng thuốc giảm cân mà người thừa cân, béo phì cần nhớ:

1. Uống thuốc giảm cân vào buổi sáng

Uống thuốc giảm cân vào trước bữa sáng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, với những dạng thuốc có liều 2 viên/ngày, bạn nên uống vào buổi sáng và tối. Với những người bị cao huyết áp, để đảm bảo hiệu quả của thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc giảm cân nên uống cách nhau 2 giờ.

2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Nhiều người cho rằng đã uống thuốc giảm cân thì cứ ăn uống thoải mái, dù gì cũng đã có thuốc hỗ trợ. Đây là sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm cân.

Với người thừa cân, béo phì, việc thay đổi chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giảm cân. Nhưng không có nghĩa là bạn phải thực hiện chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, nhịn ăn để giảm cân. Vì cơ thể cần đủ năng lượng để duy trì chuyển hóa cơ bản, do đó bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để việc giảm cân không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Hạn chế rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ... Tăng cường rau xanh (tối thiểu 400gram/ ngày), lựa chọn những trái cây ít đường. Tuyệt đối tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì bữa kế tiếp bạn có xu thế “nạp” nhiều hơn hoặc cơ thể sẽ hấp thu kiểu bù trừ khiến mỡ trắng được tích lũy nhiều hơn do năng lượng dư thừa.

Ăn chậm, nhai kỹ: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn nhanh sẽ làm cho bạn “nạp” nhiều thức ăn hơn so với thói quen ăn chậm. Chính vì vậy, ăn chậm nhai kỹ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp bạn ăn ít và trong tầm kiểm soát.

Uống 1 ly nước trước bữa ăn giúp làm loãng dịch vị, giảm cảm giác thèm ăn. Trong bữa ăn, nên ăn 1 chén canh trước để lấp khoảng trống của dạ dày.

3. Tăng cường vận động

Tùy theo môn thể thao mà cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng khác nhau: tập luyện nhẹ tiêu hao khoảng 200 kcal, tập luyện trung bình hết 300 kcal và tập nặng là 400 kcal mỗi giờ.

Tùy theo môn thể thao mà cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng khác nhau: tập luyện nhẹ tiêu hao khoảng 200 kcal, tập luyện trung bình hết 300 kcal và tập nặng là 400 kcal mỗi giờ.

Tăng cường vận động ngoài tác dụng “đốt cháy” mỡ, còn mang nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao độ dẻo dai của xương khớp, giúp tăng sức đề kháng toàn thân, giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, hô hấp... Vì thế bạn nên duy trì tập luyện 30 phút/ ngày, 5 buổi/ tuần với các môn thể thao yêu thích.

Theo menshealth

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhỏ mũi điều hòa Lovie Baby Drops cách điều trị Bệnh ung bướu hiệu quả cao thuốc afanat 40mg