Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.
Lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ, mang lại hiệu quả cao.
Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu.
Lá trầu có tác dụng giảm đau hiệu nghiệm. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài)
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.
Khắc phục tình trạng khó tiêu
Bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai giập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống.
Bỏng nước sôi: Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.