Thêm nhiều đối tượng ưu tiên trong đợt tiêm hơn 1,1 triệu liều vắc xin Covid-19 tại TPHCM

GD&TĐ - Các đối tượng tiêm vắc xin đợt này có sự thay đổi, nếu đợt trước ưu tiên cho lực lượng chống dịch, doanh nghiệp, công nhân tại các KCN, thì đợt này TP ưu tiên cho người mắc bệnh mãn tính, người già trên 65 tuổi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết tại cuộc họp báo cáo tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP, cho biết, đã nhận được quyết định phân bổ khoảng 54.990 liều vắc xin Pfizer cho TP.

Đồng thời sự kiến, trong tháng 7, TP dự kiến sẽ nhận được 1.000.000 liều vắc xin từ nguồn tài trợ của Hoa Kỳ theo cơ chế COVAX và 100.000 liều AstraZeneca từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Tổng cộng sẽ có khoảng hơn 1,1 triệu liều vắc xin Covid-19 dành cho TP.

Qua 4 đợt tiêm, tổng lượt người tại TP đã được tiêm là 985.077, trong đó có 943.215 mũi 1 và 41.862 mũi 2.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN.

1,1 triệu liều vắc xin của TP Hồ Chí Minh ưu tiên cho đối tượng nào?

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết về các đối tượng được tiêm vắc xin đợt này, theo kế hoạch sẽ ưu tiên tiêm vắc xin cho người có bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tiện ích, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và một số ngành nghề khác. 

Bên cạnh đó, đợt tiêm vắc xin này cũng sẽ ưu tiên cho công nhân, người nước ngoài trên địa bàn TP.

Nếu đợt trước ưu tiên cho lực lượng phòng, chống dịch, lần này người dân sẽ được ưu tiên tiêm chủng. Các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ phối hợp rà soát các đối tượng này.

Về kế hoạch tiêm chủng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết tại các điểm tiêm sẽ bố trí 2 bàn tiêm, các phường đông dân sẽ bố trí 3-5 bàn để đáp ứng nhu cầu. 

Lực lượng tiêm chủng sẽ đảm bảo đầy đủ đội ngũ điều dưỡng, sàng lọc, cấp cứu, bố trí xe cấp cứu đảm bảo có mặt trong vòng 3 phút khi có sự cố; đảm bảo tiêm chủng an toàn.

Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP, sáng 14/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tính từ 18h ngày 13/7 đến 6h ngày 14/7, TP ghi nhận thêm 666 bệnh nhân Covid-19 mới được Bộ Y tế công bố (BN34747-BN35412).

Trong đó, 208 ca đang điều tra dịch tễ, 458 bệnh nhân là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa.

Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP ghi nhận hơn 17.200 người mắc Covid-19.

Thành lập Trung tâm điều phối tiêm vắc xin cấp TP

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, chiều 11/7, Sở Y tế cũng đã họp trực tuyến với các cơ sở y tế về dự kiến triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng đợt 5 vắc xin Covid-19.

Theo đó, số lượng ban đầu là 1,1 triệu liều vắc xin, tiến hành trong 2-3 tuần. TP tổ chức 630 điểm tiêm chủng tại 312 trạm y tế quận, huyện và mỗi quận, huyện sẽ tổ chức thêm 1 địa điểm tiêm chủng khác. Trung bình mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày.

Để đảm bảo giãn cách, thời gian tiêm chủng sẽ diễn ra trong các khung giờ 8h đến 13h và 15h đến 20h hằng ngày trong suốt thời gian triển khai.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP đã xây dựng kế hoạch chi tiết kế hoạch tiêm chủng này, trong đó thành lập Trung tâm điều phối tiêm vắc xin cấp TP do một phó chủ tịch UBND TP phụ trách.

Tại mỗi quận, huyện phải thành lập trung tâm tổ chức tiêm chủng do một lãnh đạo quận, huyện phụ trách với đầy đủ nguồn lực về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị.

TP đã chỉ định một số bệnh viện đủ điều kiện tiêm chủng để tiêm cho các đối tượng mắc bệnh mạn tính và có nguy cơ.

Việc tiêm vắc xin sẽ đảm bảo giãn cách và phân chia nhiều điểm tiêm với quy mô nhỏ, theo khung giờ, ứng dụng công nghệ thông tin để hẹn giờ tiêm, nhập thông tin hành chính và tiền căn sức khỏe người được tiêm trước khi đến điểm tiêm.

Bên cạnh đó tối giản hóa quy trình tiêm để hạn chế tập trung đông người, phòng tránh lây nhiễm trong giai đoạn có nhiều ca bệnh trong cộng đồng.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, cho biết, Sở Y tế sẽ phối hợp với Sở Công thương rà soát, kiến nghị lên Sở Y tế ưu tiên tiêm chủng cho đội ngũ shipper tại các đơn vị giao hàng.

Theo ông Lâm, đây là đội ngũ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa và có mức độ đi lại, giao lưu lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ