Hà Nội tập huấn triển khai học bạ số tới hơn 1500 giáo viên tiểu học

GD&TĐ - Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm học bạ số cấp tiểu học làm cơ sở để triển khai đại trà trên cả nước trong thời gian tới.

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trình bày báo cáo tại hội nghị.
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trình bày báo cáo tại hội nghị.

Ngày 26/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị tổ chức tại điểm cầu Sở GD&ĐT Hà Nội kết nối trực tuyến tại các điểm cầu quận, huyện, thị xã với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.

Dự hội nghị tại điểm cầu Sở GD&ĐT Hà Nội có ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học; ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT); ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội; bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội; bà Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - cho biết: Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06 về chuyển đổi số quốc gia).

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu khai mạc hội nghị.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu khai mạc hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

Ngành GD-ĐT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kết nối, chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và làm giàu dữ liệu dân cư phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, một trong những nội dung cụ thể mà Bộ GD&ĐT xác định là thực hiện triển khai Học bạ số. Học bạ số sẽ giúp thay thế Học bạ giấy, tạo thuận lợi trong việc tra cứu, thực hiện các thủ tục hành chính như chuyển trường, xác thực học vấn...

Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 213/KH-BGDĐT về việc triển khai thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học, Công văn số 1396/BGDĐT-GDTH về việc triển khai thí điểm Học bạ số và đặc biệt là Thông báo kết luận của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng tại Hội nghị triển khai thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học ngày 29/3 vừa qua.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm Học bạ số các trường phổ thông; thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác triển khai học bạ số các trường phổ thông; phối hợp với đơn vị vận hành cơ sở dữ liệu ngành nâng cấp chức năng ký số trên học bạ điện tử.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của cán bộ quản lý và hơn 1500 giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của cán bộ quản lý và hơn 1500 giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố.

Các cán bộ quản lý, giáo viên được nghe hướng dẫn về quản lý học bạ số tại nhà trường, ký số học bạ trên cơ sở dữ liệu ngành.

Các cán bộ quản lý, giáo viên được nghe hướng dẫn về quản lý học bạ số tại nhà trường, ký số học bạ trên cơ sở dữ liệu ngành.

Báo cáo từ các Phòng GD&ĐT cho biết đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, báo cáo chủ trương của ngành, chủ động chỉ đạo các cơ sở giáo dục trang cấp chữ ký số cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tính đến 20/4/2024, đã có 60% giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục tiểu học được trang bị ký số cá nhân với tổng số lượt cấp là 22.617, đạt tỉ lệ 60%.

Tại hội nghị, cán bộ, giáo viên ngành GD-ĐT Hà Nội đã được nghe lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) phổ biến những định hướng cơ bản của việc triển khai thí điểm học bạ số nói riêng và việc chuyển đổi số của ngành nói chung trong giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Các cán bộ quản lý, giáo viên cũng được nghe hướng dẫn về quản lý học bạ số tại nhà trường, ký số học bạ trên cơ sở dữ liệu ngành và thảo luận, trao đổi, được giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm học bạ số.

Ý kiến của đại diện cán bộ, giáo viên các trường học trên địa bàn thành phố có chung đề xuất Bộ GD&ĐT tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội về việc triển khai học bạ số, đồng thời tổ chức tập huấn cho giáo viên từng cấp học, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.