Xét nghiệm hơn 10 triệu người, tiêm chủng hơn 4 triệu liều vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Tính đến sáng 14/7, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 hơn 10 triệu người, thực hiện tiêm chủng hơn 4 triệu liều vắc xin Covid-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng 14/7, Bộ Y tế cập nhật tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, cho biết, về số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.117.627 xét nghiệm cho 10.338.948 lượt người.

Có thêm 20.551 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 13/7/2021. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều vắc xin phòng Covid-19.

Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.795.182 người. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 283.884 người.

Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vắc xin Covid-19 trong năm 2021. Tới hết quý 1/2022, trên 70% dân số sẽ được tiêm phòng vắc xin Covid-19.

Tiêm vắc xin Covid-19 rồi vẫn phải phòng bệnh nghiêm ngặt - Khuyến cáo của chuyên gia tiêm chủng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương trong tình hình Việt Nam đang nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin Covid-19.

TS. BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh về việc cần đề phòng nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin. Nguồn: Báo SKĐS.

TS. BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh về việc cần đề phòng nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin. Nguồn: Báo SKĐS.

Tiêm vắc xin chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa Covid-19. Ngoài ra, người được tiêm vắc xin cũng cần hiểu rõ, vắc xin không có tác dụng phòng ngừa 100%.

TS. BS. Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền bắc, Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng trên thế giới cũng như thực tế sử dụng cho đến thời điểm này với 250 triệu liều trên thế giới được tiêm, đã có những đánh giá hiệu lực của vắc xin sau tiêm.

Theo đó, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả phòng các thể của Covid-19 đạt mức 50-70% và hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng 3 tháng sau tiêm liều 1.

Ở liều thứ 2, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận đã cho thấy thời điểm tiêm tối ưu nhất ở khoảng cách 3 tháng sau mũi thứ nhất, và ở khoảng cách tiêm này, hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.

Ở những khoảng cách ngắn hơn dưới 3 tháng, hiệu quả thấp dần và thấp nhất ở liều tiêu chuẩn (2 mũi cách nhau 1 tháng).

TS. Thái thông tin thêm, đây chính là lý do chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia vẫn khuyến cáo giữ khoảng cách hai mũi tiêm ở mức 3 tháng hoặc hơn để có hiệu quả bảo vệ tối ưu.

Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào tình hình thực tế dịch từng thời điểm cũng như số lượng, tình trạng vắc xin chúng ta có.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.