Triển lãm 3D hơn 300 tài liệu, hình ảnh về lịch sử Điện Biên

GD&TĐ - Ngày 26/4, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.

Phần 3 Triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” với chủ đề: Điện Biên – Hành trình đổi mới.
Phần 3 Triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” với chủ đề: Điện Biên – Hành trình đổi mới.

Triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với các huyện, thị xã trong tỉnh, với gần 600 đại biểu tham dự.

Với hình thức triển lãm trực tuyến giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm lưu trữ lịch sử và Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại triển lãm.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại triển lãm.

Thiết kế không gian 3D lấy ý tưởng từ những địa danh nổi tiếng của tỉnh Điện Biên. Triển lãm được bố cục gồm 3 phần: Phần 1: Từ vùng đất của người Việt cổ đến danh xưng Điện Biên; Phần 2: Điện Biên - Điểm hẹn của lòng yêu nước; Phần 3: Điện Biên – Hành trình đổi mới.

Qua tài liệu lưu trữ, với ứng dụng công nghệ làm gia tăng trải nghiệm giác quan của người xem, đưa công chúng trở về với cội nguồn lịch sử và giúp cho công chúng có cái nhìn tổng thể và rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng.

Các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút lễ công bố triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ.

Các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút lễ công bố triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ.

Tại buổi triển lãm, ông Nguyễn Duy Thăng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Mặc dù Điện Biên là một tỉnh xa, còn nhiều khó khăn, nhưng với triển lãm trực tuyến đã thực hiện một bước đột phá trong ứng dụng công nghệ về phát huy giá trị tài liệu lưu trữ mà không phải địa phương nào cũng làm được.

Đây là cách làm mới, sáng tạo, phù hợp với xu hướng chung của xã hội, đặc biệt là với giới trẻ. Điều này rất đáng ghi nhận, mong rằng Điện Biên sẽ phát huy tốt hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Triển lãm cũng là sản phẩm văn hóa rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, hy vọng sẽ khơi gợi niềm tự hào của mọi người dân trong tỉnh và trên cả nước về vùng đất lịch sử Điện Biên tươi đẹp.

Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừng công bố triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừng công bố triển lãm 3D “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.

Để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, ông Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đề nghị các cấp, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức tiếp tục giới thiệu, tuyên truyền sâu rộng về triển lãm tới toàn thể học sinh, sinh viên, nhân dân và du khách.

Sở Nội vụ cần có biện pháp tiếp nhận để lưu giữ, bảo quản những hình ảnh, tư liệu, tài liệu, hiện vật về “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” trong hệ thống lưu giữ tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.

Cùng với đó, tiếp tục thu thập, sưu tầm tài liệu quý hiếm bổ sung làm phong phú tài liệu lưu trữ, bổ sung phông lưu trữ của tỉnh và các ngành, các lĩnh vực đầy đủ, toàn diện; Tập trung thực hiện có hiệu quả dự án số hóa tài liệu của tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu để quảng bá, giới thiệu về Điện Biên đến với bạn bè trong nước, quốc tế và lưu giữ, trao truyền cho các thế hệ mai sau; Thực hiện có hiệu quả chương trình “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.