Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 thứ 22: Nhân viên ngân hàng, F1 của nam công chứng viên

GD&TĐ - Chiều 4/2, Sở Y tế Hà Nội báo cáo về trường hợp thứ 22 tại thành phố nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân là nhân viên Ngân hàng Public Bank tại Giảng Võ, Ba Đình, người này từng tiếp xúc với BN1883 trước đó.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, thành phố vừa ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới với virus SARS-CoV-2, là F1 của BN1883.

Cụ thể, trường hợp này 46 tuổi, ở địa chỉ P2104B Chung cư 88 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa (Hà Nội); là nhân viên Ngân hàng Public Bank tại D8, Trần Huy Liệu, Giảng Võ, Ba Đình.

Trưa ngày 27/1/2021, người này có tiếp xúc với BN1883 tại cổng trường THCS Giảng Võ (không nhớ chính xác thời gian gặp, cả hai không đeo khẩu trang).

Từ ngày 27/1-2/2, bệnh nhân có đi làm tại ngân hàng.

Ngày 3/2, bệnh nhân được Trung tâm Y tế quận Đống Đa lấy mẫu xét nghiệm; chuyển cách ly tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hoàng Mai (Hà Nội).

Ngày 4/2, kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho thấy người này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Như vậy, tính đến nay, đây là trường hợp thứ 22 dương tính với virus SARS-CoV-2 của Hà Nội. 

Trước đó, tối 2/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo về ca dương tính mới của Hà Nội. Bệnh nhân được định danh là BN1883 (N.A.S, nam, 45 tuổi, ở địa chỉ 601 N03 Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng; là công chứng viên tại phòng công chứng số 3, địa chỉ tại số 6 phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy Hà Nội).

Bệnh nhân có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc với nhiều người. Bệnh nhân được xác định là F1 của BN1814 (nữ, sinh năm 1971, giáo viên của Trường THCS Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi ở tại 23 Duy Tân, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Anh S là công chứng viên có tiếp xúc với BN1814 tại văn phòng công chứng số 3 địa chỉ tại số 6 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy vào ngày 27/1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Café chủ nhật: Thói quen... 'cướp lời'

GD&TĐ - Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết chúng ta đều đã gặp phải tình huống đối diện với một người mắc chứng “nói không dừng lại được”.