Cách cực đơn giản xử trí ngộ độc rượu ngày Tết

BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra hướng dẫn xử trí khi bị ngộ độc rượu.

Bệnh nhân ngộ độc rượu trong dịp Tết
Bệnh nhân ngộ độc rượu trong dịp Tết

Nôn hết rượu

Cho nạn nhân nằm đầu thấp để nôn hết rượu ra, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo.

Uống nhiều nước

Nên cho nạn nhân ngộ độc rượu uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh, có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ.

Không dùng thuốc chống nôn

Không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng.

Không đi tắm ngay

Không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...

Không uống nước chanh và đồ uống chua

Không nên uống nước chanh cũng như những đồ uống chua vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Đến ngay cơ sở y tế

Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 2 - 3 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.

Dấu hiệu và hậu quả của ngộ độc rượu

Ngộ độc cấp tính: nhẹ dẫn đến nói nhiều; mất kiểm soát hành vi, lời nói; mất thăng bằng; mất khả năng phán xét; nôn; viêm dạ dày.

Các tai biến trước mắt: chấn thương do tai nạn hoặc đánh nhau; suy thận; đặc biệt nguy hiểm nếu uống rượu chứa các rượu độc khác như methanol; tử vong.

Hậu quả đối với sức khỏe khi nghiện rượu như: thần kinh; tâm thần (gây nghiện, thoái hóa não, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh các dây thần kinh).

Tiêu hóa: viêm loét dạ dày; viêm tụy cấp; suy tụy; sơ gan, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.

Tim mạch: suy tim; loạn nhịp tim; ngừng tim đột ngột.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.