Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh

GD&TĐ - Ngày 2/12, Bộ Y tế đã có công văn số 6649/BYT-KCB về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nội dung công văn nêu rõ, sau 88 ngày không có dịch trong cộng đồng, ngày 30/11/2020 tại TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện một số ca nhiễm COVID-19 mới gồm ca bệnh số 1342, 1347... Điều đặc biệt nguy hiểm là các ca này đã lây từ những người cách ly sau nhập cảnh ra cộng đồng.

Đặc biệt, hiện nay đang là mùa đông ở khu vực phía Bắc, thời điểm cuối năm các đơn vị đang chuẩn bị tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong đó có những sự kiện lớn, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Để tránh lây lan dịch, thực hiện “mục tiêu kép” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chỉ đạo các Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân cần ưu tiên cao nhất cho việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, cụ thể các việc như sau:

Đối với bệnh viện

Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các văn bản, chỉ thị, chỉ đạo, Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã ban hành.

Thực hiện nghiêm khâu sàng lọc, phân luồng, cách ly và cho xét nghiệm toàn bộ các trường hợp nghi ngờ. Tuyệt đối không để lọt những người nguy cơ xâm nhập vào bên trong bệnh viện. Rà soát các khoa có người bệnh có nguy cơ cao như hồi sức tích cực, khoa điều trị người cao tuổi, chạy thận nhân tạo, tim mạch, hô hấp... Kiểm soát chặt người vào – ra, không để hoặc hạn chế tối đa việc người nhà người bệnh chăm sóc.

Phát tờ rơi về phòng chống dịch COVID-19 cho người dân tới khám tại bệnh viện. Ảnh: BS Việt Anh
Phát tờ rơi về phòng chống dịch COVID-19 cho người dân tới khám tại bệnh viện. Ảnh: BS Việt Anh

Đối với Sở Y tế/Y tế các Bộ, ngành

Chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc đánh giá lại Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp cấp theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020.

Chỉ đạo toàn bộ các trạm y tế, phòng khám công lập, tư nhân trên địa bàn triển khai áp dụng ngay “Bộ tiêu chí Phòng khám an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp cấp” đã ban hành theo Quyết định số 4999/QĐ-BYT ngày 1/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các đơn vị nhập số liệu đầy đủ trên phần mềm trực tuyến, khẩn trương khắc phục ngay các nguy cơ chưa an toàn trước ngày 7/12/2020.

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc và trên địa bàn theo hai Bộ tiêu chí an toàn. Tuân thủ nghiêm việc nhập kết quả kiểm tra đầy đủ trên phần mềm trực tuyến bằng tài khoản của Sở Y tế để Bộ Y tế theo dõi, kiểm tra, giám sát. Cho tạm dừng hoạt động các tập thể, cá nhân đơn vị không thực hiện đúng Bộ tiêu chí bệnh viện và phòng khám an toàn.

Chỉ đạo các cơ sở có điều trị ca bệnh COVID-19 dương tính tập trung điều trị người bệnh, không để diễn biến nặng, tử vong; thực hiện báo cáo ca bệnh hàng ngày về kết quả xét nghiệm đặc hiệu, diễn biến lâm sàng, tiên lượng điều trị trên phần mềm quản lý ca bệnh cdc.kcb.vn. Đơn vị chưa có tài khoản đăng ký tại email: cdc.kcb@gmail.com

Đối với Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế quyết liệt chỉ đạo người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí bệnh viện và phòng khám an toàn, đặc biệt quan tâm công tác sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm để phát hiện ngay những trường hợp nghi ngờ và ca bệnh mới (nếu có). Thành lập các đoàn đi kiềm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ưu tiên các cơ sở có nguy cơ cao, có yếu tố dịch tễ liên quan đến các ca bệnh mới.

Đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện và báo cáo về Bộ Y tế bằng phần mềm trực tuyến. Bộ Y tế sẽ tiếp tục đi kiểm tra công tác chống dịch tại một số địa phương trong thời gian tới. Trong quá trình triển khai Bộ tiêu chí phòng khám an toàn, nếu đơn vị có câu hỏi, vướng mắc đề nghị nhập câu hỏi vào mục “Hỏi và Đáp” trên phần mềm trực tuyến tại địa chỉ https://cosoyte.vn/ để được giải đáp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.