Sự thật về F-117A trong chuyển đổi chế độ tàng hình và 'giấu' phi công

GD&TĐ - Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A  Nighthawk vẫn là một phương tiện tác chiến đầy bí ẩn cho tới ngày nay.

Sự thật về F-117A trong chuyển đổi chế độ tàng hình và 'giấu' phi công

Phi công quân sự James "JB" Brown III - người hiện đang đứng đầu Trường phi công thử nghiệm quốc gia, trong một bài nói chuyện tại Bảo tàng hàng không phương Tây tổ chức ở California đã chia sẻ một số chi tiết thú vị về chiếc máy bay mang tính biểu tượng của ngành hàng không Mỹ - chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới - F-117A Nighthawk.

Một số sự thật thú vị đã được tiết lộ, chẳng hạn như công nghệ tàng hình dẫn đến sự xuất hiện của F-117 thực chất được khai sinh từ một nghiên cứu vào những năm 1970, sau khi phân tích tổn thất của Israel trong Chiến tranh Yom Kippur.

Dữ liệu nói trên được mang ra so sánh trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa NATO với các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw ở Trung Âu - và theo dự báo, hàng không NATO sẽ "biến mất khỏi cuộc chơi" chỉ sau 14 ngày.

Đồng thời Lockheed Martin - công ty tạo ra F-117, thực chất đã sản xuất máy bay có các yếu tố tàng hình trong quá khứ, bao gồm A-12 và SR-71, họ triển khai công việc bằng tiền của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Công việc vào thời điểm đó cần sự hỗ trợ của CIA để thuyết phục Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), bởi vì công ty phải xây dựng các mô hình trình diễn về công nghệ Have Blue, dẫn đến việc tạo ra F-117A Nighthawk.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk cho tới nay vẫn là một "kỳ quan công nghệ".

Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk cho tới nay vẫn là một "kỳ quan công nghệ".

F-117A có một "công tắc tàng hình" giúp nó hoàn toàn "biến mất" khi tiến hành loại bỏ mọi ăng ten. Đối với cánh, góc quét 68,5 độ được các kỹ sư tạo ra theo đúng nghĩa đen bằng cách cuộn một tờ giấy lại.

Cuối cùng, các kỹ sư đã có thể tạo ra một chiếc máy bay đặc biệt, với 60 - 70% khả năng tàng hình được cung cấp bởi chính hình dạng, trong khi phần còn lại nhờ vào vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến.

Một trong những ý tưởng điên rồ nhất trong quá trình phát triển F-117 là lấp đầy buồng lái bằng carbon monoxide để "che giấu" người lái, bởi vì phần đầu của phi công có khả năng hiển thị radar cao gấp 200 lần so với phần còn lại của máy bay, và điều này sẽ làm tăng mức độ hiển thị radar của chiếc phi cơ, nhưng "các phi công đã vui vẻ từ chối đề nghị trên".

Bên cạnh đó, 4 ống pitot đặc trưng nhô ra từ mũi F-117 được phi công thử nghiệm gọi là "bộ phận công nghệ cao nhất của máy bay" - một "mũi tên" như vậy phục vụ cho 1 máy tính trong số 4 chiếc computer điều khiển chuyến bay. Đầu của các ống pitot này có một đường cắt đặc biệt để đo chênh lệch áp suất.

Đồng thời, một số thành phần và hệ thống con từ các máy bay khác đã được "mượn" để đẩy nhanh quá trình phát triển F-117, đó là hệ thống điều khiển chuyến bay từ F-16.

Phi công James "JB" Brown III còn cho biết những người thử nghiệm Nighthawk đã phát hiện ra một vấn đề nghiêm trọng và phải chuyển thông tin này tới người quản lý chương trình F-16, yêu cầu phi đội Viper phải ngừng hoạt động để giải quyết nhược điểm, nhưng thiếu sót nói trên không được tiết lộ.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ