Sự ra đi của Tổng thống Iran có ảnh hưởng đến IRGC không?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sự ra đi của Tổng thống Iran Abrahim Raisi không làm mất ổn định bộ máy an ninh quốc gia hay làm suy yếu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Biển người tham dự lễ tang Tổng thống Iran Abrahim Raisi, ngày 21/5/2024
Biển người tham dự lễ tang Tổng thống Iran Abrahim Raisi, ngày 21/5/2024

Tương lai hệ thống lãnh đạo ở Iran

Tổng thống Iran Abrahim Raisi đã qua đời trong vụ rơi máy bay ở vùng núi giáp với Azerbaijan ngày 19/5/2024, tuy nhiên, ở quốc gia Hồi giáo này không hề có sự hoảng loạn, mà chỉ có nỗi đau bao trùm.

Sáng 20/5, nước Cộng hòa Hồi giáo mặc đồ đen trong 5 ngày để tang. Nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ, đi làm với khuôn mặt sưng tấy vì nước mắt trong đêm.

Những người Iran sùng đạo ở thành phố thánh Qom tin rằng, mọi thứ đều nằm trong tay của Đấng toàn năng. Họ chuẩn bị cho cái chết hàng ngày, do đó họ không hề hoảng sợ hay ngạc nhiên.

Cái chết của Tổng thống Iran là một thảm kịch quốc gia. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các quốc gia, Iran có một nhà lãnh đạo tối cao, người chỉ đạo nhà nước và tham gia sâu vào các hoạt động chi tiết của nó. Hệ thống sẽ không sụp đổ vì nó được thiết kế có khả năng phục hồi. Tất cả nhân viên nhà nước đều được đào tạo phù hợp.

Đây chính là lý do vì sao cái chết của tướng huyền thoại Qassem Soleimani trong cuộc tấn công của Mỹ năm 2020 không làm mất ổn định bộ máy an ninh quốc gia hay làm suy yếu Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Một vị tướng khác (ít nổi tiếng hơn trên truyền thông nhưng cũng kinh nghiệm và hiệu quả không kém) ngay lập tức được cử thay thế.

Theo hiến pháp, quyền tổng thống sẽ là phó tổng thống thứ nhất, Mohammad Mokhber.

Cuộc bầu cử dự kiến ​​​​diễn ra vào ngày 28/6. Có tin rằng, các chính trị gia thân phương Tây, những người đã thua ông Raisi và phe bảo thủ vài năm trước, có thể có cơ hội thực sự để quay trở lại đấu trường chính trị.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2021, không chỉ ông Raisi là người chiến thắng mà cả đường lối chính trị và hệ tư tưởng mà ông đại diện cũng đã chiến thắng.

Điều gì diễn ra tiếp theo?

Trong bối cảnh này, không thể không nhớ lại âm mưu đảo chính gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ và vụ ám sát Thủ tướng Slovakia. Cũng có những báo cáo chưa được xác nhận về nỗ lực nhằm vào thái tử Ả Rập Saudi.

Rõ ràng là vụ tai nạn máy bay trực thăng sẽ bị các đối thủ của Iran tích cực khai thác cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt chính trị dẫn đến cuộc bầu cử này.

Các phương tiện truyền thông đã bắt đầu đưa ra câu chuyện vô căn cứ rằng, vụ tai nạn máy bay trực thăng chở Tổng thống Raisi là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Ngoài ra còn có tin đồn về những người phản đối nội bộ đối với sự hợp tác Iran-Azerbaijan.

“Về lâu dài, Iran chắc chắn sẽ ổn”, lãnh tụ tối cao Ayatollah Seyed Ali Khamenei mới đây đã đảm bảo điều này.

Còn nhớ, vào năm 1981, một cuộc tấn công khủng bố đã giết chết hàng chục thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa Hồi giáo Iran, bao gồm cả người đứng đầu đảng này, Mohammad Beheshti.

Tuy nhiên, đất nước Hồi giáo không hề hoảng loạn, mà vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển nhờ hệ thống nhân sự mạnh mẽ.

Lần này cũng sẽ như vậy.

Hiện tại, thế giới đang chờ đợi kết quả điều tra, và hướng đến cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Iran.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ