Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

GD&TĐ - Nhận thức sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý giúp hiểu được vai trò của bạn trong tổ chức. Bằng cách nhận ra sự khác biệt, còn giúp bạn phát triển những tiềm năng của bản thân, tìm được sự cân bằng tốt nhất về những phẩm chất lãnh đạo và quản lý.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Thế nào là lãnh đạo, quản lý?

Sức mạnh của một nhà lãnh đạo là họ có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích những người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.

Nhà quản lý làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Họ lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, lãnh đạo và quản lý có nhiều đặc điểm và sự tập trung khác nhau. Dưới đây là một số điểm chính giữa lãnh đạo và quản lý:

* Khác nhau giữa tập trung vào các mục tiêu và tầm nhìn so với tập trung vào các nhiệm vụ. Các nhà lãnh đạo có định hướngvề các mục tiêu và tầm nhìn của công ty. Họ luôn hướng đến một bức tranh lớn hơn và đưa ra những cách thức mới để hiện thực hóa những tầm nhìn. Khi các nhà lãnh đạo thử sức những điều mới mẻ, họ luôn liên kết các ý tưởng với nhiệm vụ của công ty.

Các nhà quản lý là những chủ nhân của các nhiệm vụ. Trong khi nhà quản lý có thể quan tâm đến tầm nhìn của một công ty, công việc của họ là gắn bó với chính sách của công ty. Hơn nữa, các nhà quản lý còn thực hiện các ý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức.

* Giữa gánh chịu những rủi ro và giảm thiểu rủi ro. Bất cứ lúc nào thử sức điều gì mới mẻ, bạn phải chấp nhận một rủi ro. Các nhà lãnh đạo chấp nhận những rủi ro như một chuyện hiển nhiên, bởi họ phải luôn đổi mới. Trong khi đó, các nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu. Họ bảo đảm nhân viên đang thực hiện đúng theo những qui định của công ty. Khi có các vấn đề phát sinh, một người quản lý có thể trình bày lên lãnh đạo để có những thay đổi nhỏ trong chính sách.

 

* Giữa khuyến khích và hướng dẫn. Ranh giới mờ nhạt giữa lãnh đạo và quản lý ở đây tùy thuộc vào cách nhà quản lý tiếp cận các nhiệm vụ của họ. Các nhà lãnh đạo khuyến khích nhân viên suy nghĩ nhiều hơn và nhìn vào một bức tranh lớn hơn.

Còn các nhà quản lý thường có những hướng dẫn rõ ràng về những khía cạnh khác nhau khi làm việc. Họ có thể đưa ra những khuyến khích nhưng công việc chính của họ là nói cho bạn biết phải thực hiện mọi thứ như thế nào. Nhà quản lý là người giúp bạn làm tốt nhất công việc của bạn.

* Giữa đi ngược với bản chất và chấp nhận hiện trạng. Các nhà lãnh đạo cần thử thách hiện trạng của công việc hoặc tình trạng trì trệ khác của tổ chức. Họ thử thách những điều mới để xem liệu chúng có hiệu quả hơn không. Nhà lãnh đạo còn thực hiện theo các chính sách của công ty cùng với tầm nhìn của công ty.

Mặt khác, các nhà quản lý duy trì sự nguyên trạng. Họ sẽ làm tốt nhất công việc khi đang thực thi các hướng dẫn do nhà lãnh đạo đặt ra.

* Giữa thúc đẩy và phê duyệt. Khi bạn thử thách những điều mới mẻ, nguy cơ thất bại sẽ càng cao. Các nhà lãnh đạo phải luôn có động cơ thúc đẩy, và họ rất giỏi trong việc thúc đẩy những người khác. Hơn nữa, nhà lãnh đạo liên kết mọi thứ họ làm đối với tầm nhìn của công ty. Khi một công ty có tầm nhìn mạnh mẽ, một nhà lãnh đạo có thể sử dụng tầm nhìn như một yếu tố tập hợp để truyền cảm hứng cho nhân viên.

Khi bạn quản lý nhân viên, mục tiêu chính của bạn là quyết định xem điều gì được xem là xứng đáng. Các nhà quản lý đánh giá những việc làm của cấp dưới và cân nhắc xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn do công ty đưa ra hay không.

* Giữa phá vỡ các qui tắc và làm theo các qui tắc. Các nhà lãnh đạo luôn linh hoạt với các qui tắc để tiến về phía trước. Tuy nhiên, các qui tắc thường quá cứng nhắc để tuân thủ khi cần đổi mới, nghĩa là các nhà lãnh đạo phải thường xuyên uốn cong chúng. Khi một công ty hoặc tổ chức bị phá vỡ, nhà lãnh đạo có thể bỏ qua hoàn toàn các qui tắc.

Nếu một nhà quản lý muốn duy trì công việc, họ tuân theo các chiến lược do cấp trên đưa ra. Việc bẻ cong và phá vỡ các qui tắc sẽ làm hỏng vị trí của họ, có thể làm suy yếu công ty.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ