Trong đó đề tài nghiên cứu do nhóm sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên môi trường thuộc trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã xuất sắc lọt top 10 đội xuất sắc nhất và dành giải 3 chung cuộc.
Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách Khoa do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức thường niên nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo trong sinh viên, kỹ năng kết nối tư duy đa lĩnh vực hướng tới việc tạo ra các ý tưởng và sản phẩm thiết thực, các giải pháp quản lý đổi mới sáng tạo có tiềm năng khởi nghiệp. Với chủ đề “Smart up for life”, cuộc thi hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo, công nghiệp, nông nghiệp, y tế.
Trải qua 3 vòng thi gay cấn, đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER của nhóm sinh viên Lê Thị Ngọc Châu, Huỳnh Đỗ Đạt, Trần Tấn Dũng do ThS. Trần Thành hướng dẫn thuộc khoa Kỹ thuật thực phẩm môi trường đã lọt top 10 đội xuất sắc nhất và dành giải 3 chung cuộc. Với kết quả này, trường ĐH Nguyễn Tất Thành là trường đại học ngoài công lập duy nhất của khu vực phía Nam chinh phục sân chơi Sáng tạo trẻ Bách Khoa năm 2020.
Đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER được thực hiện dự trên thực trạng chất lượng tôm nuôi chưa đạt các tiêu chí về chất lượng dẫn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm, cùng với với tàn dư kháng sinh trong tôm thành phần. Dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thành, nhóm ATER gồm Lê Thị Ngọc Châu, Huỳnh Đỗ Đạt, Trần Tấn Dũng mong muốn mang đến những giải pháp xanh cho ngành thủy sản ở Việt Nam, giúp cho thủy sản hướng đến chất lượng cao và tiếp cận những thị trường cao cấp. ATER không chỉ hướng đến cung ứng trong nước mà còn tham vọng đồng hành cùng nông dân Việt Nam phủ sóng thị trường nước ngoài với thương hiệu thủy sản Việt Nam.
Trước đó, đề án Chế phẩm tảo nguyên liệu ATER đã từng đạt các giải thưởng: Giải nhất cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp NTTU STARTUP OPENDAY năm 2019; Giải khuyến khích chung cuộc, cuộc thi SV. STARTUP 2018; Huy chương Đồng cuộc thi liên hoan tuổi trẻ sáng tạo, thiết kế, sáng tạo và ứng dụng năm 2019.