Sinh viên làm thêm: Coi chừng “tham bát bỏ mâm”

GD&TĐ - Làm thêm là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên để có thêm thu nhập khi xa nhà. Đã có nhiều bạn trẻ trưởng thành hơn, có nhiều trải nghiệm và cơ hội giao lưu học hỏi. Nhưng cũng không ít sinh viên vì vội lao vào kiếm tiền, coi kiếm tiền là lựa chọn số 1 khiến việc học tập bị sao nhãng, sa sút, thậm chí đứt gánh giữa đường.

Nhiều sinh viên có học lực khá thường tìm tới các trung tâm gia sư để dạy thêm ngoài giờ
Nhiều sinh viên có học lực khá thường tìm tới các trung tâm gia sư để dạy thêm ngoài giờ

Lựa chọn của nhiều bạn trẻ

Câu chuyện đi làm thêm của ba bạn Hoàng, Tú và Sơn quê Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Nam Định - sinh viên năm thứ 3 hệ dân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự là câu chuyện đáng để các bạn sinh viên quan tâm suy nghĩ. Năm đầu tiên vào trường, cả ba ở cùng phòng trong ký túc xá khu B của trường bên Xuân Phương. Dù các môn học của trường tương đối khó và nặng nhưng cơ bản cả ba bạn đều hoàn thành hơn 80% số tín chỉ mà mình đã đăng ký với điểm số không thấp.

Sang năm thứ 2, cả ba bạn chuyển sang khu A ở Hoàng Quốc Việt để học theo lịch học của trường. Khu A không có ký túc xá nên ba bạn rủ nhau thuê chung một nhà trọ để ở. Cuộc sống độc lập khiến họ hào hứng vì sự tự do, vì có cơ hội được thực hiện những dự định, những việc làm mà cả ba đều nóng lòng muốn thử sức, dấn thân.

“Ban đầu chúng em háo hức vì xin được việc làm ở một rạp chiếu phim bên Long Biên và giấc mơ kiếm được thật nhiều tiền chính là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm không sửa được” - Hoàng buồn rầu kể.

Nhiều bạn sinh viên năm nhất, năm thứ hai trở đi đều chọn cho mình những công việc để làm thêm như gia sư, bán hàng, giới thiệu sản phẩm ở các cửa hàng, siêu thị, tiếp tân ở các quán cà phê, ship hàng, phát tờ rơi… Khi được hỏi thì đa phần các bạn cho biết, việc làm thêm là khá vất vả nhưng mỗi ngày thu nhập cũng được 80 - 100 nghìn đồng. Sinh viên xa nhà có bao nhiêu thứ cần chi tiêu vì thế mà nhiều bạn vẫn miệt mài làm thêm kiếm tiền sau giờ học.

Ship hàng là một trong những công việc được nhiều bạn nam sinh viên lựa chọn để làm thêm ngoài giờ học
 Ship hàng là một trong những công việc được nhiều bạn nam sinh viên lựa chọn để làm thêm ngoài giờ học

Hậu quả khó lường

“Nếu làm ca tối từ 7 giờ đến 10 giờ mới hết ca, di chuyển về chỗ ở cũng gần chục km. Hơn nữa 3 chúng em lại không học cùng lớp, thời gian học và thời gian làm khác nhau nên nhiều khi mệt mỏi mà ngủ quên cả đi học. Kết quả nhiều môn học không được thi vì giờ học không đảm bảo và cũng nhiều môn không đạt vì cũng chẳng có thời gian để ôn bài” – Tú trải lòng.

Những năm gần đây, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự hay nhiều trường đại học khác con số học sinh bị nhà trường cho thôi học lên đến 700 - 800 thậm chí là hàng ngàn sinh viên. 

Cũng vì không muốn chấm dứt hợp đồng làm việc nên trong thời gian nghỉ hè 3 bạn Hoàng, Tú và Sơn không đăng ký học kỳ phụ để trả môn. Chỉ đến khi kết thúc năm thứ ba, 2 trong số 3 bạn nằm trong danh sách cảnh cáo học tập mức 3 thì họ mới ân hận. “Giờ đây chúng em không đi làm nữa mà dành thời gian cho việc học nhưng điểm trung bình quá thấp, không biết kỳ này chúng em có vượt qua không nữa” - Hoàng buồn rầu cho biết.

Thời gian qua, nhiều sinh viên còn rơi vào cạm bẫy của bán hàng đa cấp bởi ảo tưởng sẽ tìm được một công việc nhẹ nhàng mà thu nhập lại siêu lợi nhuận. Mất tiền, bị buộc thôi học là thực trạng nhiều sinh viên gặp phải.

“Hơn một năm rồi giờ nghĩ lại em vẫn thấy sợ hãi! Nhớ lại quãng thời gian đó em thậm chí còn nhiều lần nghĩ đến cái chết vì việc học dang dở, về quê thì xấu hổ không dám gặp lại người thân. Cũng may bố mẹ em cũng rộng lòng và an ủi em vượt qua. Giờ em đang làm công nhân cho một nhà máy Samsung ở Bắc Ninh thu nhập cũng khá nhưng rất vất vả và độc hại. Giá ngày đó học hành cẩn thận thì giờ chắc em cũng ra trường và kiếm được công việc tốt hơn rồi” - một nạn nhân của công ty đa cấp chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.