Sinh động phương thức GD tình yêu biển đảo cho học sinh Kon Tum

GD&TĐ - Mong muốn học sinh vùng cao có cái nhìn thiết thực, gần gũi hơn với biển đảo, nhiều trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xây dựng cột mốc chủ quyền biển đảo để các em học tập, có thêm kiến thức.

Cột mốc Trường Sa được đặt giữa sân trường để các em học sinh biết về biển đảo và bảo vệ biển đảo.
Cột mốc Trường Sa được đặt giữa sân trường để các em học sinh biết về biển đảo và bảo vệ biển đảo.

Cô Lê Thị Hồng Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thực hành Sư phạm Ngụy Như Kon Tum (phường Thắng Lợi, TP Kon Tum) cho biết, đa số các em học sinh trong trường đều ở vùng sâu vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn. Các em chỉ có thể ngắm nhìn nét đẹp của biển đảo qua sách báo, tivi.

Với mong muốn các em học sinh được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước gần hơn, nhà trường cùng các bậc phụ huynh đã đóng góp kinh phí xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền biển, đảo Việt Nam ngay trong sân trường.

Theo cô Liên, thông qua mô hình cột mốc, các em học sinh hiểu biết thêm và dễ dàng nắm bắt được những kiến thức về biển, đảo quê hương. Bên cạnh đó, thầy cô giáo thường xuyên tuyên truyền cho các em hiểu được những khó khăn, vất vả mà thế hệ cha ông đi trước đã trải qua.

“Nhà trường sẽ thực hiện tuyên truyền về biển, đảo vào những giờ học ngoại khóa. Qua đó, thúc đẩy các em cố gắng học tập, vươn lên, trở thành người có ích, đóng góp trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.”, cô Liên chia sẻ.

Tương tự, Trường THCS Đăk Rve (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) cũng đã xây dựng cột mốc Trường Sa giữa sân trường để khơi dậy lòng yêu nước của các em học sinh. Sau 1 tháng thi công nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, cột mốc được khánh thành đúng ngày kỉ niệm Giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/2015.

Từ đó, trong các buổi ngoại khóa hoặc các cuộc thi về biển đảo, nhà trường thường đưa các em ra cột mốc để tuyên truyền cho các em học sinh biết về biển đảo và bảo vệ biển đảo.

Giáo viên tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về biển, đảo để khơi dậy tinh thần yêu biển, đảo quê hương trong thế hệ trẻ.
Giáo viên tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về biển, đảo để khơi dậy tinh thần yêu biển, đảo quê hương trong thế hệ trẻ.

Còn tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (xã Ngọc Bay, TP Kon Tum), cô Đậu Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, 100% học sinh là người dân tộc Bahnar. Giáo viên trong trường đã bàn bạc và hướng đến xây dựng mô hình sa bàn biển, đảo. Mô hình được triển khai vào năm 2016 với thiết kế là bản đồ thu nhỏ của đất nước Việt Nam và khu vực Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông Đoàn Thành Nhân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum cho biết, việc tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cho học sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, thời gian tới Sở sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Đồng thời đầu tư, bổ sung các mô hình, sa bàn, tranh ảnh về biển đảo cho các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để học sinh dễ dàng tiếp cận.

Theo vị Phó giám đốc Sở, đơn vị sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về biển, đảo để khơi dậy tinh thần yêu biển, đảo quê hương trong thế hệ trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.