Ảnh minh họa |
Theo đó, có 3 hình thức khen thưởng được áp dụng gồm: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen cấp Bộ, tỉnh và tương đương.
Đối tượng áp dụng là cả người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân người nước ngoài có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện tham nhũng. |
Huân chương Dũng cảm được tặng hoặc truy tặng: Người không sợ hy sinh đến tính mạng của mình và người thân cũng như lợi ích vật chất, tinh thần, dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3, Chương I, Luật Phòng, chống tham nhũng; Người đã dũng cảm tố cáo, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng mà giá trị tài sản chiếm đoạt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 500 triệu đồng trở lên (đối với tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản), từ 300 triệu đồng trở lên (đối với trường hợp nhận hối lộ) cũng thuộc đối tượng được nhận Huân chương Dũng cảm.
Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện ngăn chặn hành vi tham nhũng mà giá trị tài sản được thu hồi từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng (đối với tham ô tài sản và lạm dụng chức quyền), từ 50 đến dưới 300 triệu đồng (đối với trường hợp nhận hối lộ) sẽ được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Bằng khen cấp Bộ, tỉnh và tương đương được tặng cho cá nhân giúp phát hiện, ngăn chặn hành vi tham nhũng mà giá trị tài sản từ 20 triệu đến 200 triệu đồng (đối với tham ô tài sản) và từ 10 triệu đến 50 triệu (đối với nhận hối lộ).
Dự kiến, Huân chương Dũng cảm được thưởng 30 lần mức lương tối thiểu chung, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được thưởng 20 lần mức lương tối thiểu chung; Bằng khen cấp Bộ, tỉnh và tương đương được thưởng 10 lần mức lương tối thiểu chung.
PV