Sau Pháp, Đức cũng nên gia nhập BRICS càng sớm càng tốt

GD&TĐ -Chính trị gia đối lập Đức cho rằng, Berlin cần sớm gia nhập BRICS bởi vì có lợi ích ở các quốc gia này.

Đức có thể gia nhập BRICS vì mang lại lợi ích nhiều hơn.
Đức có thể gia nhập BRICS vì mang lại lợi ích nhiều hơn.

Ralph Niemeyer, chính trị gia đối lập người Đức và chủ tịch Hội đồng Hiến pháp và Chủ quyền trong một chia sẻ với tờ Sputnik đã cho rằng, các lợi ích kinh doanh của Đức tập trung ở các nước BRICS và Berlin nên gia nhập khối này càng sớm càng tốt.

“Theo tôi, Đức cần phải tham gia càng sớm càng tốt vì tất cả các lợi ích kinh doanh của chúng ta đều nằm ở các quốc gia này. Hiện nay, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn là sang Mỹ" - ông Niemeyer cho hay.

Tương tự, lợi ích của Đức ở Ấn Độ và Nga, mặc dù quan hệ với Nga đã bị hạn chế do các lệnh trừng phạt.

“Chúng ta có thể tham gia nhóm này vì BRICS không phải là một tổ chức quân sự, mà là một tổ chức kinh doanh. Chúng ta đã thấy cách nó được thổi luồng sinh khí mới khi các quốc gia khác tham gia, tìm kiếm sự hợp tác quốc tế tốt đẹp trên cơ sở bình đẳng.

Vào một thời điểm nào đó, đây chính là ý tưởng của Liên minh châu Âu… Tôi thấy rằng các quốc gia châu Phi rất quan tâm. Câu hỏi của tôi vẫn là: tại sao chúng ta, những người Đức, không tham gia?” - ông Niemeyer đặt câu hỏi.

Ông Niemeyer không phải là người duy nhất trong số những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả và cánh hữu bất đồng với các đảng chính thống của Đức về các vấn đề đối ngoại.

Vào cuối năm 2022, chính khách kỳ cựu người Đức và cựu lãnh đạo cánh tả Oskar Lafontaine đã thúc giục các nhà lãnh đạo Đức hãy cứng rắn và phát triển lập trường độc lập của riêng họ về Ukraine và trục xuất lực lượng Mỹ khỏi Đức. Ông cảnh báo rằng, "nếu chúng ta và các nước châu Âu khác tiếp tục nằm dưới sự giám hộ của Mỹ, họ sẽ đẩy chúng ta xuống vực thẳm để bảo vệ lợi ích của chính họ".

Đáng chú ý hơn là việc gia nhập khối BRICS không xuất hiện chỉ ở Đức mà trước đó, đã có chính trị gia Pháp kêu gọi Paris nên sớm gia nhập nhóm này.

Cựu đại biểu nghị viện Châu Âu người Pháp, nhà phân tích địa chính trị Aymeric Chauprade đã chia sẻ quan điểm rằng, việc Pháp gia nhập BRICS là minh chứng về chủ trương truyền thống Pháp về một thế giới đa cực.

Mới đầu, việc Pháp gia nhập BRICS có thể bất thường nhưng quốc gia này có đường lối truyền thống ủng hộ đa cực trong chính sách đối ngoại. Sau nhiệm kỳ tổng thống của Jacques Chirac, Pháp đã chuyển sang cách tiếp cận theo định hướng Mỹ hơn trên trường quốc tế.

"Tham gia BRICS là sự trở lại với chính sách tự nhiên của chúng tôi. Vì vậy, nó hoàn toàn tự nhiên, không phải là lạ. Và nó là thực tế, vì Pháp không chỉ là một quốc gia châu Âu. Về mặt lãnh thổ, nó là một cường quốc toàn cầu. Chúng tôi có lãnh thổ ở Thái Bình Dương, ở Caribe, ở nhiều nơi.

Chúng tôi có vùng biển lớn thứ hai trên thế giới [theo nghĩa vùng đặc quyền kinh tế]. Chúng tôi tham gia diễn đàn Ấn Độ Dương [Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương], trong nhiều diễn đàn khu vực... Vì vậy, việc Pháp thuộc về Nam bán cầu, hay có thể nói, thuộc về BRICS, là điều hợp lý"- ông Chauprade nhận định.

Dẫu vậy, ông Chauprade cũng tin rằng, để làm được điều đó thì Paris cần thay đổi hoàn toàn ban lãnh đạo chính trị đương nhiệm.

Nhóm BRICS đang ngày càng thu hút nhiều quốc gia ở khu vực Nam bán cầu với việc tham gia để hưởng lợi từ các chính sách hợp tác kinh doanh các bên cùng thắng, thay vì quan điểm "kẻ thắng được tất cả" của các nước phương Tây.

Nhà văn và nhà báo người Anh George Galloway đánh giá, tự bản thân BRICS đã cho thấy nó quan trọng và nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. BRICS đã chứng minh được nó đang hướng đến một mục tiêu cao cả là: đạt được một trật tự thế giới công bằng hơn.

Ông Galloway cũng đánh giá rằng, BRICS đang đấu tranh chống lại và đã đạt được các giải pháp có lợi về các vấn đề thế giới cho hầu hết các bên trên trường quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.