Theo dõi mạng xã hội: Tìm kiếm thông tin hay theo dõi mọi hoạt động của “người cũ” trên mạng xã hội không giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà chỉ khiến bạn thêm tổn thương.
Tiếp tục nhắn tin và gọi điện: Bạn không nên nhắn tin hay gọi điện cho đối phương bởi cả hai người đều không muốn tiếp tục ở bên nhau. Để tránh những căng thẳng và bực bội vô nghĩa, hãy chấm dứt hành động này dù điều ấy đã từng là một thói quen.
Làm tổn thương bản thân: Sau khi chia tay, nhiều người cảm thấy đau khổ và tuyệt vọng đến mức rơi vào trầm cảm hoặc tự làm tổn thương bản thân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng điều tốt nhất bạn có thể làm sau chia tay là tiến về phía trước và sống thật tốt bởi nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua đi.
Lý tưởng hóa đối phương: Tình yêu đôi khi khiến bạn mù quáng bỏ qua mọi khiếm khuyết của đối phương và cho rằng họ luôn hoàn hảo. Điều này chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực hơn nên hãy hiểu rằng ai cũng có khuyết điểm và trong tương lai bạn sẽ tìm được một người tốt hơn.
Tự cô lập bản thân: Sự thật là trò chuyện với mọi người nhất là những người có trải nghiệm như bạn sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhõm hơn nên đừng vì một cuộc chia tay mà cô lập bản thân với gia đình và bạn bè.
So sánh bản thân với người khác: Chỉ vì bạn không khiến họ mỉm cười hay hứng thú không có nghĩa là bạn không xứng đáng được yêu thương. Hãy trân trọng bản thân và nhớ rằng bạn luôn tuyệt vời khi là chính mình.
Làm ảnh hưởng xấu đến công việc: Bạn có thể cảm thấy chán nản, buồn rầu sau khi chia tay một thời gian nhưng đừng để điều ấy kéo dài và tước đi những cơ hội bạn phải vất vả mới có được trong cuộc sống.
Liên tục gọi điện cho đối phương: Điều này không chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn mà có thể đặt bạn vào tình huống khó xử. Bạn có thể xóa số điện thoại của “người cũ” hoặc đơn giản là tập trung hơn cho cuộc sống của mình.
Suy đoán về hành động của đối phương: Mọi chuyện của quá khứ dù vui hay buồn cũng đã trôi qua. Đừng để một cuộc chia tay ngăn cản bạn tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc mà bạn xứng đáng có được.