Kế hoạch được tờ War Zone dẫn tuyên bố của ông Andrei Guruliev, Phó Giám đốc Nhà máy 103 cho biết, trong vòng 3 năm tới, nhà máy sẽ hoạt động gần như cả 3 ca để hoàn thành hợp đồng nâng cấp 800 chiếc xe tăng chiến đấu T-62M của Bộ Quốc phòng Nga.
"Chương trình nâng cấp được thực hiện một cách gấp rút nhằm kịp thời đưa những chiếc T-62M nâng cấp đến điểm nóng chiến sự Ukraine và một số đơn vị ở nước ngoài", ông Guruliev cho biết.
Mặc dù nhiều trang thiết bị trên phiên bản nâng cấp của T-62M không được công bố nhưng vị giám đốc này tiết lộ, trên những chiếc T-62M phiên bản mới sẽ được trang bị hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt 1PN96MT-02, giáp tăng cường và pháo nòng trơn.
Hiện nay, hệ thống 1PN96MT-02 cũng được Nga trang bị cho một số phiên bản của T-72 và T-80.
Trong lịch sử tham chiến của T-62, Liên Xô chủ yếu sử dụng chúng trong cuộc chiến ở Afghanistan.
Theo thống của chính Liên Xô, gần 400 xe tăng T-62 đã rơi vào tay quân du kích Taliban được trang bị mìn, lựu đạn phóng rocket và pháo chống tăng. Nếu tính cả những tổn thất khi chiến đấu, con số thiệt hại lên tới 1.340 chiếc T-62.
Chính vì tổn thất quá lớn như vậy đã dẫn tới sự ra đời của phiên bản T-62M được trang bị bổ sung lớp giáp yếm BDD quanh tháp pháo và giáp quanh hông, có tác dụng tăng cường khả năng chống đạn xuyên lõm.
Gói nâng cấp khác bao gồm: Thay thế động cơ V-55 (581 mã lực) bằng động cơ V-55U (620 mã lực) mạnh hơn hoặc động cơ diesel V46-5M (690 mã lực) được sử dụng trên T-72; Khả năng phóng tên lửa dẫn đường laser 115mm 9K116-2 có thể tấn công chính xác xe bọc thép và trực thăng trong phạm vi 2,5 km; Hệ thống điều khiển hỏa lực Volna…
Cùng với T-62M còn có biến thể T-62MV được bọc bằng giáp phản ứng nổ Kontakt-1 thay vì BDD. Lớp giáp này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại đạn pháo kiểu HEAT.
Theo nhận định của tờ War Zone, việc Nga phải tái xuất xe tăng đã nghỉ hưu thay vì sử dụng những chiếc T-72 và T-80 được bọc thép tốt hơn không phải là tín hiệu tích cực. Hơn nữa, yêu cầu về thành viên thứ 4 trong kíp lái đối với T-62 không phù hợp với cơ cấu đào tạo và biên chế hiện có của Nga.
Trong cuộc đối đầu trực diện với xe tăng Ukraine (chủ yếu là T-64, ngoài ra còn có cả T-72 và T-80), T-62M được cho là sẽ gặp bất lợi lớn do cảm biến, kiểm soát hỏa lực, giáp và khả năng xuyên giáp kém hơn.
Nhưng các trận chiến đấu xe tăng vẫn còn tương đối hiếm xảy ra ở Ukraine và những chiếc T-62 vẫn hoàn toàn có khả năng bắn đạn pháo 115mm tầm thấp để tấn công bộ binh, công sự và xe bọc thép hạng nhẹ.
Với nhiệm vụ hỗ trợ, gói nâng cấp lớp giáp có thể giúp T-62M có cơ hội sống sót sau các đòn tấn công trực diện từ các loại vũ khí chống tăng hạng nhẹ hơn hoặc cũ hơn mà bộ binh Ukraine sử dụng, bao gồm M72A2 LAW, RPG-7, AT4 và chống tăng Carl Gustaf vũ khí; và súng chống tăng SPG-9 và MT-12 Rapira đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn phổ biến.
Hồi giữa năm 2022, một số cỗ chiến tăng T-62M được Nga điều động tới Ukraine cũng được phát hiện có lớp giáp lồng cải tiến trên tháp pháo.
Giáp lồng sẽ giúp T-62 chống lại lựu đạn chống tăng do máy bay không người lái (UAV) thả xuống - một chiến thuật phổ biến của Ukraine - và có thể chống lại các vũ khí chống tăng hạng nhẹ.
Giới chuyên gia cho rằng, nếu được sử dụng một cách thận trọng, một đơn vị T-62 vẫn có thể gây trở ngại khó khăn cho bộ binh cơ giới và hạng nhẹ Ukraine trong các cuộc tấn công. Và khi đó, những chiếc tăng hạng nặng và đời mới hơn như T-90 sẽ thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ của mình.