Rừng bị “xẻ thịt”: Chi cục kiểm lâm báo cáo vụ việc

GD&TĐ - Sau khi tiến hành kiểm đếm, cơ quan chức năng pháp hiện có 12 cây gỗ giổi bị chặt hạ trái phép, cưa thành 101 hộp gỗ với khối lượng 7,569 m3.

Số gỗ “lâm tặc” ngang nhiên đốn hạ trên rừng. Ảnh: Dung Nguyễn.
Số gỗ “lâm tặc” ngang nhiên đốn hạ trên rừng. Ảnh: Dung Nguyễn.

Ngày 17/12, sau khi báo Giáo dục và Thời đại có loạt bài điều tra về tình trạng phá rừng tại tiểu khu 387 và 388 (thôn Ngọc Hoàng, xã Đăk Ring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), Chi cục kiểm lâm Kon Tum đã có báo cáo về vụ việc.

Cụ thể, sau khi nhận được phản ánh, Hạt kiểm lâm huyện Kon Plông phối hợp với Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông và UBND xã Đăk Ring kiểm tra thì phát hiện tại khoảnh 6, tiểu khu 387 do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông quản lý có 12 cây gỗ giổi bị chặt hạ trái phép.

Những tấm ván được cưa xẻ gọn gàng, để gần bìa suối để đợi thời cơ vận chuyển ra khỏi rừng. Ảnh: Dung Nguyễn.
Những tấm ván được cưa xẻ gọn gàng, để gần bìa suối để đợi thời cơ vận chuyển ra khỏi rừng. Ảnh: Dung Nguyễn. 

Số cây gỗ trên bị cưa xẻ thành 101 hộp gỗ với khối lượng 7,569m3 (tương ứng 12,110 m3 gỗ quy tròn). Số gỗ trên thuộc nhóm III, gỗ không thuộc loại nguy cấp, quý hiếm và được tập kết tại khoảnh 4, tiểu khu 388.

Cũng theo báo cáo, toàn bộ số gỗ khai thác trái pháp luật là rừng tự nhiên, chức năng rừng sản xuất do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Đăk Ring.

Cơ quan chức năng kiểm đếm số gỗ bị cưa hạ. Ảnh: Dung Nguyễn.
Cơ quan chức năng kiểm đếm số gỗ bị cưa hạ. Ảnh: Dung Nguyễn. 

Tại thời điểm phát hiện vụ vi phạm, tổ kiểm tra chưa xác định được cá nhân, tổ chức có liên quan.

Hiện tổ kiểm tra liên ngành đã thiết , phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ hiện trường vi phạm và triển khai áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, làm rõ.

Bên cạnh đó, truy tìm các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.