Rostec phát triển dòng đạn tiên tiến mới cho xe tăng

GD&TĐ - Quan chức Bekkhan Ozdoev của tập đoàn Rostec (Nga) cho biết một dòng đạn tiên tiến mới dành cho xe tăng đang được phát triển.

(Ảnh: RIA Novosti)
(Ảnh: RIA Novosti)

Loại đạn trên được tạo ra dựa trên dữ liệu có được trong quá trình nghiên cứu các thiết bị thu được của phương Tây.

"Chúng tôi đang đi trước xu hướng và tạo ra một dòng đạn mới với các đặc tính được cải tiến” – ông Ozdoev nói với Tass.

Ông Ozdoyev nhấn mạnh rằng với mỗi bước phát triển mới của phương Tây trong lĩnh vực bảo vệ thiết bị quân sự, Nga sẽ tìm ra một công nghệ có thể vô hiệu hóa mọi nỗ lực đó.

Trong diễn biến liên quan, ngày 5/4, các chuyên gia nói về ưu điểm của máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160M hay còn gọi là "Thiên nga trắng" đang được biên chế trong Lực lượng Quân sự Không gian (VKS) Liên bang Nga sau khi hiện đại hóa.

Một đặc điểm của Tu-160M là khả năng sải cánh có thể thay đổi. Nó có thể sải cánh với chiều rộng hơn 55 m. Trong chuyến bay, cánh có thể được ép vào thân máy bay, giúp nó đạt được tốc độ siêu âm và cơ động ở tốc độ cao.

Cùng ngày, chuyên gia quân sự Oleksiy Leonkov đưa tin xe bọc thép Azovets của Ukraine được quân nhân Nga tìm thấy trong khu vực hoạt động đặc biệt. Mặc dù có nhiều lời ca ngợi nhưng xe này đã không xuất hiện trên chiến trường.

Ngày 2/4, chuyên gia quân sự, nhà khoa học chính trị Vadim Mingalev cho biết, các UAV có trí tuệ nhân tạo (AI) cơ bản được Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) sử dụng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường có lợi cho Kiev, vì tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga (MIC) đều có thể đối phó.

Chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ Donbass, được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu vào ngày 24/2/2022 vẫn tiếp tục.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình khu vực đang trở nên trầm trọng hơn, được cho là do quân đội Ukraine pháo kích.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.