Robot trinh sát đầu tiên của nhân loại sắp hạ cánh lên sao chổi

Ngày 12/11, các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải thông tin các nhà khoa học châu Âu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trong kế hoạch đưa tàu thăm dò lên bề mặt sao chổi. Công trình này đã tiêu tốn mất 20 năm nghiên cứu và 1,3 tỷ Euro (khoảng 1,6 tỷ USD).

Bề mặt sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko nhìn từ khoảng cách 285 km. Ảnh AFP
Bề mặt sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko nhìn từ khoảng cách 285 km. Ảnh AFP

Tàu thăm dò không người lái Philae, nặng khoảng 100 kg, mang theo một phòng thí nghiệm khoa học tự động sẽ tách khỏi tàu trinh sát mẹ Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và hạ cánh xuống một sao chổi cách Trái Đất 510 triệu km.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, Philae sẽ tiếp cận bề mặt sao chổi 67P/ Churyumov-Gerasimenko và tiến hành các thí nghiệm vật lý - thiên văn. Đây có thể là một bước ngoặt trong việc nghiên cứu hệ thống năng lượng của mặt trời và tìm hiểu nguồn gốc của sự sống trên Trái đất.
Kế hoạch gửi tàu trinh sát Rosetta vào vũ trụ được phê chuẩn từ năm 1993. 10 năm sau đó, nó mang theo Philae bắt đầu đi xuyên qua hệ Mặt Trời, thực hiện chuyến hành trình dài hơn 6 tỷ km.
Trung tâm điều khiển đặt tại Darmstadt (Đức) đã phải cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho phép Philae tách khỏi tàu mẹ. Thông báo về việc chia tách thành công đã được gửi đến Trái Đất vào rạng sáng 12/11.
"Đây là một thời khắc rất thiêng liêng!" Sylvain Lodiot, chuyên gia quản lý các chuyến bay của ESA đã thốt lên như vậy.

Philae sẽ mất khoảng 7 giờ đồng hồ, đi khoảng 20km trước khi đáp xuống bề mặt ngôi sao chổi dài 4km.

Khu vực hạ cánh được đặt tên là Agilkia, dài 900 m và rộng 600 m. Đây được coi là một thử thách lớn dành cho Philae. Nó sẽ phải đối mặt với những khe nứt sâu và những chóp núi lồi lõm trên bề mặt ngôi sao chổi.

Qua hàng nghìn năm, sao chổi luôn bị coi là dấu hiệu của tai ương, chiến tranh, bệnh dịch, hỗn loạn và thường xuyên mang đến nỗi sợ hãi mỗi khi chúng đến gần Trái Đất.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng các sao chổi đã giúp gieo sự sống lên Trái Đất. Theo các nhà khoa học, sao chổi được cấu tạo bởi băng và bụi, những vật liệu nguyên thủy còn sót lại từ buổi đầu của hệ Mặt Trời. 

Theo lý thuyết này, sau khi đập vào Trái Đất sơ khai 4,6 tỷ năm về trước, sao chổi đã mang đến nước và những phân tử hữu cơ đầu tiên.

ESA cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy dấu vết của axit amin, nền móng của toàn bộ sự sống trên Trái Đất”.
Theo plo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.