Vì vậy, song song với quá trình tổ chức cho các em học tập tri thức khoa học giáo dục, tri thức khoa học cơ sở, chuyên ngành, nhà trường sư phạm cần chú trọng tổ chức cho các em rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay từ những năm đầu khóa đào tạo.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung – phân tích: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa đối với bản thân sinh viên sư phạm, với trường sư phạm và đối với cả xã hội.
Thứ nhất, tác dụng đối với sinh viên sư phạm
Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung - nêu quan điểm, trong suốt quá trình đào tạo tại trường đại học sư phạm, sinh viên phải thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động đó có vị trí, vai trò nhất định trong quá trình đào tạo của nhà trường, trong đó hoạt động rèn luyện sư phạm có vị trí, vai trò rất quan trọng.
Cụ thể, môi trường sư phạm có chức năng “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Như vậy chức năng dạy nghề là một trong ba chức năng không thể thiếu nhằm khẳng định sự tồn tại của trường sư phạm.
Thông qua tổ chức học tập, nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm, các trường sư phạm đã trang bị cho sinh viên những hiểu biết sâu sắc về quan điểm của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nhất là đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo; giúp sinh viên sư phạm nắm vững sự đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học, phương pháp tổ chức quá trình dạy học, giáo dục học sinh, phương pháp tổ chức quá trình dạy học, giáo dục học sinh, phương pháp giải quyết các tình huống xảy ra trong hoạt động sư phạm….
Tất cả hững việc làm đó nhằm góp phần nâng cao tay nghề cho sinh viên. Học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có chất lượng, sinh viên sư phạm sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về phẩm chất, nhân cách người thầy giáo.
Ngoài ra, rèn luyện sinh viên sư phạm là một bộ phận nòng cốt trong quá trình rèn luyện tay nghề của sinh viên sư phạm, mang tính chất thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc.
Vì vậy, sinh viên phải có ý thức tự giác tranh thủ thời gian, tận dụng mọi điều kiện và hoàn cảnh để có thể đem các kiến thức lý luận giáo dục áp dụng vào thực tiễn. Rèn luyện năng lực sư phạm được xem là chiếc cầu nối liền giữa lý luận và thực tiễn giáo dục nhằm phát triển năng lực sư phạm của bản thân sinh viên.
Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung, rèn luyện năng lực sư phạm góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển năng lực sư phạm của sinh viên – một yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự thành công trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của người thầy.
Bởi vì, năng lực sư phạm không phải hình thành trong một sớm, một chiều mà là kết quả của sự rèn luyện thường xuyên, liên tục, kiên trì và có hướng dẫn, tổ chức một cách thống nhất, khoa học.
Rèn luyện năng lực sư phạm là môi trường để sinh viên thể hiện năng lực thực tiễn của mình. Năng lực này được hình thành trên cơ sở tổng hợp các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sẽ được rèn luyện trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm.
Thứ hai, tác dụng đối với trường sư phạm
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung, hoạt động rèn luyện năng lực sư phạm là một trong những hoạt động của nhà trường sư phạm vì chức năng của nhà trường là đào tạo những người thầy giáo vừa hồng, vừa chuyên; tức là vừa có phẩm chất, vừa có năng lực sư phạm, có khả năng tổ chức hoạt động sư phạm có hiệu quả.
Tổ chức rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên, đặc biệt thông qua giảng dạy các học phần tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ trong sinh viên, giao lưu giữa sinh viên với giảng viên, giáo viên trường phổ thông nhằm mục đích nâng cao năng lực cho sinh viên trong đào tạo, nhà trường sư phạm khẳng định được vai trò trong rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Đồng thời nhà trường tập hợp được đao đảo lực lượng giảng viên tham gia vào việc đào tạo tay nghề cho sinh viên.
“Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp được tích lũy trong nhiều năm, tập thể cán bộ, giảng viên các trường sư phạm đã truyền đạt những yêu cầu dạy học và giáo dục theo tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay” - Tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung nhấn mạnh.
Thứ ba, tác dụng đối với xã hội
Liên quan đến nội dung, tiến sỹ Nguyễn Thị Nhung – cho rằng, nội dung phong phú, đa dạng của hoạt động rèn luyện năng lực sư phạm đã làm cho xã hội hiểu rõ hơn về tính đặc thù của nhà trường sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa các nhà trường sư phạm với trường phổ thông trong công tác đào tạo giáo viên.