Rà soát, đánh giá tổng thể các trường đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý

GD&TĐ - Cử tri Thành phố Hải Phòng cho rằng:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Để nâng cao chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song nhân tố có vai trò quyết định trực tiếp đó là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Việc đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành Giáo dục đã được quan tâm, song chất lượng đào tạo có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường Trung ương và địa phương (đầu vào và đầu ra). Cử tri kiến nghị Chính phủ cần rà soát và đánh giá tổng thể các trường đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai nghiên cứu rà soát và sắp xếp tổ chức lại hệ thống trường sư phạm. Ngày 31/7/2019, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm”. Ngày 4/10/2019, Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ “Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập” để hình thành được hệ thống cơ sở giáo dục đại học công lập với số lượng, cơ cấu hợp lý, qua đó tăng hiệu quả đầu tư, sử dụng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Theo Công văn số 196/TB-VPCP ngày 1/6/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ GD&ĐT tiếp tục tiếp thu, giải trình ý kiến của các bên liên quan để hoàn thiện và sử dụng 2 Đề án này vào việc xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các trường đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý và xây dựng hệ thống các trường sư phạm bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.