Quyết định năm 2008 của NATO đã thay đổi hoàn toàn tình hình ở Đông Âu

GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/1/2024 đã chỉ rõ thời điểm nước này bắt đầu tình trạng bất ổn với Ukraine là vào năm 2008.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi nói chuyện với các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trên khắp nước Nga hôm 16/1/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi nói chuyện với các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trên khắp nước Nga hôm 16/1/2024

Trong buổi nói chuyện với các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trên khắp nước Nga hôm 16/1/2024, Tổng thống Vladimir Putin ngày 16/1/2024 nói rõ:

“Chính phương Tây đã kích động cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine bằng cách dụ dỗ Kiev với triển vọng trở thành thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Động thái này đã thay đổi mạnh mẽ tình hình an ninh trên lục địa”.

Ông Putin đồng thời nhấn mạnh, tình trạng bế tắc hiện tại bắt đầu không phải vào năm 2022 mà là vào năm 2008.

Nhà lãnh đạo Nga sau đó trích dẫn một cựu tổng thống Séc, người mà theo ông Putin, “gần đây đã thừa nhận rằng, “cuộc chiến” giữa Kiev và Moscow bắt đầu vào mùa hè năm 2008 khi khối do Mỹ dẫn đầu quyết định “mở cửa với Ukraine và Georgia”.

Phát biểu với những người đứng đầu cộng đồng địa phương, Tổng thống Putin khẳng định rằng, quyết định năm 2008 của NATO “đã thay đổi hoàn toàn tình hình ở Đông Âu”.

Ông cũng lưu ý rằng, khi Ukraine trở thành một quốc gia độc lập vào đầu những năm 1990, nước này đã tuyên bố trung lập.

Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Ukraine, được thông qua vào tháng 7/1990, nhấn mạnh rằng, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết khi đó đã tuyên bố “ý định trở thành… một quốc gia trung lập vĩnh viễn, không tham gia vào bất kỳ khối quân sự nào và tuân thủ các nguyên tắc phi hạt nhân: không chấp nhận, sản xuất hoặc mua vũ khí hạt nhân”.

Tình hình bắt đầu thay đổi nhanh chóng sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014 do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev.

Cuối năm đó, quốc hội Ukraina - Verkhovnaya Rada - đã thông qua các sửa đổi luật của mình, trong đó vị thế trung lập của nó bị bãi bỏ. Những sửa đổi được đưa ra bởi tổng thống lúc bấy giờ là Petro Poroshenko.

Năm 2017, việc gia nhập NATO được tuyên bố là ưu tiên chính sách đối ngoại của Ukraine theo luật mới. Hai năm sau, các nhà lập pháp Ukraine sửa đổi hiến pháp quốc gia để tuyên bố “đường lối chiến lược nhằm giành được tư cách thành viên đầy đủ trong EU và NATO” là “cơ sở của chính sách đối nội và đối ngoại”.

Nga đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc NATO xâm phạm biên giới nước này và gọi đây là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Trước khi cuộc xung đột hiện nay bùng nổ, Moscow đã đưa ra một kế hoạch toàn diện nhằm đảm bảo an ninh ở châu Âu.

Được đệ trình vào tháng 12/2021, đề xuất này bao gồm các yêu cầu NATO chính thức cấm Ukraine trở thành thành viên của khối quân sự và NATO phải rút lực lượng về nơi họ ở trước khi liên minh mở rộng về phía đông vào năm 1997.

Kế hoạch này nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng trong châu Âu cũng kêu gọi khối do Mỹ đứng đầu cam kết không mở rộng thêm về phía Đông.

Moscow cũng yêu cầu Mỹ rút vũ khí hạt nhân mà nước này đã triển khai tới lãnh thổ của các đồng minh phi hạt nhân ở châu Âu, cũng như tất cả cơ sở hạ tầng triển khai nhanh chóng có liên quan.

Lời đề nghị này phần lớn đã bị Mỹ và các đồng minh bác bỏ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.