Quốc hội Đức thừa nhận hành động diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ

GD&TĐ - Quốc hội Đức vừa thông qua một nghị quyết mang tên “101 năm ghi nhớ nạn diệt chủng người Armenia và Cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo khác ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một cuộc gặp gỡ cách đây chưa lâu
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một cuộc gặp gỡ cách đây chưa lâu

Nghị quyết này ngay lập tức vấp phải sự phản đối quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đồng minh của họ. Quan hệ Đức - Thổ theo đó cũng gặp nhiều sóng gió.

Bản Nghị quyết gây tranh cãi?

Nghị quyết của Quốc hội Đức được giới thiệu bởi đa số các đảng: Liên minh đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc của Thủ tướng Angela Merkel (CDU) / Liên minh Kitô giáo Xã hội (CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), cũng như đảng “Greens”.

Điều đáng nói là tỷ lệ ủng hộ nghị quyết này gần như tuyệt đối: Chỉ có một thành viên đã bỏ phiếu chống, một phiếu trắng.

Nghị quyết cũng chỉ ra sự công nhận chính phủ Đức về phần trách nhiệm đối với các sự kiện lịch sử, “cũng như sự công nhận những sự kiện bi thảm của 1915 - việc trục xuất và giết hại người Armenia - Diệt chủng”.

Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức lên án việc thông qua nghị quyết này và rút đại sứ của mình tại Berlin Hussein Avni Karslioghlu về nước tham vấn.

Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, bước đi này của Bundestag làm xấu đi nghiêm trọng mối quan hệ giữa Berlin và Ankara - Reuters đưa tin.

Sau đó, phản ứng trước nghị quyết của Quốc hội Đức, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định: “Quyết định này sẽ có một tác động đáng kể về quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.

Bước đầu tiên của chúng tôi - một đại sứ xem xét để tham vấn. Sau khi trở về Ankara, chúng tôi sẽ đánh giá tình hình”, ông Erdogan nói.

Về phần mình, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thông qua một tuyên bố chính thức để đáp lại các quyết định của Quốc hội Đức.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim bình luận quyết định của Quốc hội Đức về việc công nhận hành động Diệt chủng Armenia, khẳng định: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận quyết định này. “Quá khứ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã quá rõ.

Chúng tôi rất tự hào về quá khứ của mình. Quyết định này là một sai lầm. Trong quá khứ của chúng tôi là không có gì phải xấu hổ…”, ông Yildirim nhấn mạnh.

Tại sao Đức đưa ra vấn đề diệt chủng của đế chế Ottoman vào lúc này?

Đây là quyết định hết sức nhạy cảm. Chính vì vậy, cuộc bỏ phiếu thừa nhận tội ác diệt chủng đối với người Armenia của đế chế Ottoman không có sự hiện diện của bộ ba lãnh đạo chính phủ, trong đó có Thủ tướng Angela Merkel.

Ngay sau khi Quốc hội Đức thông qua Nghị quyết thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ, các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội của Azerbaijan - đồng minh thân cận của Ankara đã lên tiếng phản đối.

Người đứng đầu của Ủy ban Nhà nước về Hợp tác của Azerbaijan Nazim Ibrahimov nói rằng Baku sẽ phối hợp với Ankara để phản đối quyết định này.

Người đứng đầu Trung tâm “Đông - Tây”, nhà chính trị học Arastun Orujlu cho rằng, trước khi kết tội đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) có phạm tội diệt chủng hay không diệt chủng thời Chiến tranh thế giới thứ nhất cần phải nghiên cứu lịch sử một cách tỉ mỉ, bởi đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ EADaily, đại biểu Quốc hội Azerbaijan Zahid Oruj lại cho rằng, xem xét tội ác của đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ trước là cần thiết bởi nó chỉ rõ trách nhiệm của đế quốc Đức khi đó là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc hội Azerbaijan cho rằng EU nhìn thấy vai trò chính trị của Thổ ngày một lớn mạnh, đã quyết định “đâm sau lưng” họ. Theo Giáo sư Mitat Celikpala tại ĐH “Kadyr-ac” cho rằng quyết định của Quốc hội Đức là “trò chơi chính trị nhằm chống lại Thổ Nhĩ Kỳ”.

Theo các nhà phân tích, Azerbaijan không nên can thiệp vào cuộc xung đột giữa Berlin và Ankara. Câu chuyện về tội ác diệt chủng của đế chế Ottoman đã được các nước khác thừa nhận từ lâu, Đức có lẽ là quốc gia cuối cùng lên tiếng về vấn đề này.

Tuy nhiên, tại sao quyết định của Quốc hội Đức lại được đưa ra đúng vào thời điểm Ankara đang hối thúc EU xóa bỏ thị thực cho công dân của họ cũng như nhanh chóng kết nạp họ vào khối này.

Một quyết định mang tính “nền tảng”, cùng với những nhận định về chế độ độc tài Erdogan đang làm lung lay ý định kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.