Quên đi bằng cấp nhiều, điểm số cao

Một bài báo của cây bút nổi tiếng Thomas Friedman trên tờ NYT gần đây về cách mà hãng Google tuyển dụng nhân viên thêm một minh chứng quyết liệt cho khuynh hướng tuyển dụng mới 

Lao động đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM - Ảnh: Lê Thanh
Lao động đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM - Ảnh: Lê Thanh

Theo khuynh hướng này thì bằng cấp hay chuyên môn cao không là yếu tố tiên quyết.

Bạn làm được gì mới quan trọng

Tháng 9 năm ngoái, ý kiến về việc tuyển dụng nhân lực của Richard Branson, người sáng lập Tập đoàn Virgin nổi tiếng của Anh, được nhiều người trên mạng Linked in theo dõi và thích thú. 

Theo Branson, yếu tố quan trọng nhất khi tuyển dụng một ai đó là tính cách (personality) của họ. Branson cho rằng nếu ai đó có đến 5 mảnh bằng, nhiều điểm ưu cũng không có nghĩa đó là người thích hợp cho công việc.

Cũng không đặt nặng về bằng cấp và kỹ năng chuyên môn, khi trả lời phỏng vấn của Thomas Friedman, Laszlo Bock - Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Google - nhấn mạnh đặc điểm số một của ứng viên mà hãng này cần là năng lực nhận thức nói chung nhưng đó không phải là số thông minh (IQ) mà là khả năng học hỏi. 

Kế đến là năng lực lãnh đạo nhưng đó không phải là lãnh đạo kiểu “truyền thống” mà là một người khi đứng trước một vấn đề nào đó, trong thời điểm thích hợp, với vai trò là thành viên của một nhóm, có giải quyết và dẫn dắt được không. 

Đó còn là sự khiêm nhường và tính làm chủ vì đôi khi bạn phải biết lùi lại và rộng lòng đón nhận những ý tưởng hay hơn. Cuối cùng mới đến kỹ năng chuyên môn.

Trước “triết lý” tuyển dụng mới này, tác giả bài báo nhận định bằng cấp không thể thay thế cho năng lực của một người. Người ta chỉ quan tâm và trả tiền cho những gì bạn làm được với kiến thức mà bạn có được mà không quan tâm bạn học ở đâu. 

Nhắc lại những đặc điểm mà Google đặt trọng tâm khi tuyển dụng nhân lực, trong bài báo, Thomas Friedman cũng nhấn mạnh đến tinh thần khát khao học hỏi (loving to learn and re-learn) của người lao động.

Đào tạo thế nào để thích ứng ?

Trong xu hướng đó, đầu tháng Ba, Trường ĐH Hoa Sen tổ chức buổi gặp gỡ với chủ đề “Phát triển năng lực hội nhập quốc tế của sinh viên” nhằm tìm kiếm những giải pháp để trường ĐH có thể đáp ứng được những nhu cầu tuyển dụng mới.

Một bài báo của cây bút nổi tiếng Thomas Friedman trên tờ New York Times gần đây về cách mà hãng Google tuyển dụng nhân viên thêm một minh chứng quyết liệt cho khuynh hướng tuyển dụng mới mà bằng cấp hay chuyên môn cao không là yếu tố tiên quyết.

Bạn làm được gì mới quan trọng

Theo ông Nguyễn Lưu Bảo Đoan - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế Trường ĐH Hoa Sen, hiện tại khả năng hội nhập quốc tế của sinh viên trường được đánh giá theo năng lực ngoại ngữ; hiểu biết về môi trường đa văn hóa, liên văn hóa; hiểu biết về vấn đề mang tính toàn cầu; hoạt động trải nghiệm. Nội dung đào tạo của trường đi theo hướng đáp ứng yêu cầu này.

Tuy nhiên, trước khi đạt được những năng lực này, nhiều người cho rằng chương trình đào tạo trong trường ĐH phải làm sao giúp sinh viên hạn chế những nhược điểm của lao động Việt Nam hiện nay.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Lê Thị Thanh Mỹ - Nguyên Phó trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao TPHCM, nguyên Phó ban Quản lý, nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo khu công nghệ cao TPHCM - cho rằng lao động Việt Nam thường thiếu tính kỷ luật, chính xác.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Vũ - Tổng giám đốc Công ty thang máy Kone Vietnam - cho rằng các doanh nghiệp hiện nay cũng quan tâm đến năng lực vượt khó, thích ứng (AQ - Adversity Quotient) của người lao động. 

Ở khía cạnh khác, chị Bùi Thanh Hương - Giám đốc Nhân sự khách sạn InterContinental Asiana Saigon - nhận định nhân lực Việt Nam ít quan tâm đến an toàn lao động, cách xưng hô và phản hồi trong công việc. 

Đại diện một công ty chuyên về phần mềm lại cho biết nhân viên kém về khả năng viết báo cáo, chưa nhận diện rõ về giá trị công việc mình làm...

Đặt ra một ý kiến khá thách thức, GS Cao Huy Thuần cho rằng phát triển năng lực hội nhập quốc tế của sinh viên là một vấn đề lớn. Để giải quyết vấn đề phải đi từ gốc. 

Nếu một nền giáo dục mà hỏng từ gốc (phổ thông) thì khó làm cho ngọn (đại học) xum xuê, xanh tốt.

Các năng lực của người lao động mà doanh nghiệp quan tâm

Khảo sát của Hart Research Associates về những năng lực mà doanh nghiệp mong muốn các trường ĐH Mỹ đặt trọng tâm.

1. Nói và viết hiệu quả (89% doanh nghiệp nêu)

2. Tư duy phân tích và phản biện (81%)

3. Những kiến thức/kỹ năng vận dụng trong những tình huống thực tế (79%)

4. Phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp (75%)

5. Lựa chọn, hành động phù hợp đạo đức (75%)

6. Kỹ năng làm việc nhóm (71%)

7. Sáng tạo (70%)

8. Những khái niệm và phát triển trong khoa học/công nghệ (70%)

9. Xác định/tổ chức/đánh giá thông tin (68%)

10. Hiểu về bối cảnh toàn cầu của các diễn biến, các quyết định (67%)

11. Ý nghĩa của các vấn đề toàn cầu đối với tương lai (65%)

12. Thống kê (63%)

Khảo sát của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trên 350 doanh nghiệp tại Việt Nam về những kỹ năng mà doanh nghiệp cần cho nguồn nhân lực. Trong đó 3 kỹ năng sau đứng đầu:

1. Tư duy phản biện

2. Giao tiếp

3. Làm việc nhóm

Theo Thanhnien.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.