Quảng Bình, Hà Giang: Chính sách dân tộc đồng hành với người dân

GD&TĐ - Xác định thực hiện các chính sách dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, ổn định quốc phòng - an ninh, nhiều năm qua, huyện Quang Bình, tình Hà Giang đã triển khai đồng bộ các chính sách dân tộc, phù hợp với thực tế nên đã đem lại hiệu quả tích cực.

Tuyến đường đi vào thôn Tân Bình, xã Tân Nam được đầu tư đổ bê - tông bằng nguồn vốn CT135.
Tuyến đường đi vào thôn Tân Bình, xã Tân Nam được đầu tư đổ bê - tông bằng nguồn vốn CT135.

Con đường từ thôn Nà Chõ đến thôn Tân Bình, xã Tân Nam dài trên 1,5km mới được hoàn thành cuối năm 2018 đã thỏa nỗi khát khao của 28 hộ dân với 136 khẩu ở Tân Bình. Ông Cháng Seo Sùng, người dân thôn Tân Bình nhớ lại: “Ngày trước, chưa có đường bê tông, người dân đi lại rất vất vả. Có hôm học sinh trong bản không thể đến trường vì bị trơn ngã xuống bùn đất”. Nhờ nguồn vốn đầu tư từ CT135, con đường liên thôn đã làm vơi đi nỗi vất vả, tạo điều kiện thuận lợi để bà con đi lại, giao thương hàng hóa.

Đối với các hộ nghèo tại những vùng khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS huyện Quang Bình, trong 6 năm (2014-2019), Hợp phần Hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 đã hỗ trợ 18 tỷ đồng để giúp đồng bào mua các loại giống lúa, ngô, cây ăn quả, phân bón, giống gia súc… Năm 2018, xã Tân Trịnh và Tân Bắc đã nhân rộng mô hình giảm nghèo bằng cách nuôi lợn sinh sản luân chuyển cho 55 hộ, với số tiền 600 triệu đồng. Ở xã Tân Nam, mô hình trồng cây dưa hấu trên đât lúa đã giúp nhiều hộ DTTS có thu nhập ổn định.

Lãnh đạo huyện Quang Bình thăm mô hình nuôi lợn đen của ông Đặng Văn Đức, thôn Nà Rại, thị trấn Yên Bình.
Lãnh đạo huyện Quang Bình thăm mô hình nuôi lợn đen của ông Đặng Văn Đức, thôn Nà Rại, thị trấn Yên Bình. 

Ông Hoàng Công Chiến, thôn Nà Chõ, xã Tân Nam, cho biết: “Đây là năm thứ hai gia đình tôi chuyển đổi trồng dưa hấu trên đất một vụ lúa. Tôi được Nhà nước hỗ trợ về giống, ni lon che phủ, tập huấn kỹ thuật chăm sóc dưa hấu. Năm 2018, với 3.000 m2 đất canh tác, tôi thu được 4 tấn quả, giá bán trung bình khoảng 8-10 nghìn đồng/kg; trừ chi phí, tôi thu lãi trên 10 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa”.

Cùng với CT135, trong những năm qua, huyện Quang Bình đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các Quyết định 755, Quyết định 102… hỗ trợ đồng bào DTTS ở những thôn bản ĐBKK; giúp đồng bào thay đổi dần tập quán canh tác lạc hậu, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và chăn nuôi. Toàn huyện có 294 hộ được hỗ trợ đất sản xuất, 712 hộ hưởng thụ nước sinh hoạt; 82 hộ vay vốn với số tiền 811 triệu đồng để phát triển sản xuất theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện tăng từ 22 triệu đồng (năm 2014), lên 28 triệu đồng (năm 2018).

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: “Trong những năm qua, các chính sách dân tộc đã và đang đồng hành với đồng bào DTTS, được huyện triển khai với những nội dung trọng tâm, trọng điểm phù hợp với thực tế. Từ đó, giúp đồng bào các DTTS nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất bằng những mô hình cây, con phù hợp điều kiện canh tác của đồng bào các DTTS, hiệu quả cao, phù hợp, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 19% trong năm 2019”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.