“Quái chiêu” chọn người kế vị của hoàng đế Trung Hoa: Xem tướng người mẹ để truyền ngôi cho con

Việc tìm người kế vị luôn là một việc rất trọng đại. Vậy nhưng, lịch sử từng ghi chép, có 1 vị Hoàng đế thông qua việc quan sát Hoàng tôn mà chọn người kế vị.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Việc truyền ngôi từ thời cổ đại

Câu chuyện truyền ngôi của vua Thuấn, khi ông tìm người kế vị ngai vàng, các quan hầu đã tiến cử Đan Chu, con trai vua. Vua Nghiêu ngay lập tức lắc đầu, nghiêm túc nói rằng: "Không được, con ta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người."

Theo sử sách ghi chép: Vua Nghiêu có tổng cộng 10 con trai, nhưng tất cả chỉ có khả năng trung bình, không ai nổi trội, đủ tài đức cai trị đất nước. Ông trưng cầu ý kiến quan lại trong triều, hỏi ai trong thiên hạ có thể đảm nhiệm trọng trách của một vị minh quân, tất cả mọi người đều tiến cử Ngu Thuấn.

Để trở thành Hoàng đế đất nước Trung Hoa cổ đại, một người phải đáp ứng đủ ba điều kiện: được thần linh lựa chọn, có phẩm hạnh cao độ và tài trí hơn người. Vua Nghiêu đã thử thách Ngu Thuấn trong nhiều năm, Thuấn đều vượt qua cả. Bởi vậy khi thoái vị, nhường ngôi cho vua Thuấn, ông rất yên tâm về lựa chọn của mình.

Sử sách cũng chép lại rằng vua Nghiêu yêu con trai mình rất nhiều, biết rằng Đan Chu sẽ không vui vì mình truyền ngôi cho người khác, vua Nghiêu đã sáng tạo ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu.

Cờ vây không phải môn thể thao đòi hỏi hơn thua, mục đích của cờ vây là giúp người chơi hiểu được sự hài hòa âm dương, qua đó rèn luyện sự bình tĩnh, điềm đạm, nâng cao đạo đức, trí tuệ của họ. Đan Chu nhờ cờ vây đã hiểu ra nhiều điều, không còn trách cứ vua cha nữa.

2. Chọn người nối ngôi thông qua việc xem tướng người mẹ

Đến đời Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm có hai mươi sáu người con trai, chỉ có Tư Mã Chung là một tên ngốc, nhưng Tư Mã Viêm lại rất yêu quý con trai của Tư Mã Chung nên truyền ngôi cho một người ngốc nghếch, không ngờ rằng lúc này lại xuất hiện một Giả Nam Phong, khiến cho triều Tấn suýt nữa bị hủy diệt, cháu trai của Tư Mã Viêm cũng không được làm hoàng đế.

Empty

Một vị hoàng đế rất thành công trong việc “nhìn Hoàng tôn mà chọn người kế vị” đó là Khang Hi Đế. Khang Hi Đế là vị Hoàng đế rất trí tuệ. Đối diện với sự tranh giành Hoàng vị của các con trai, ông rất đau đầu. Bởi những người con trai của ông đều rất ưu tú.

Khang Hi Đế liền chọn cách quan sát các Hoàng tôn, Hoằng Lịch con trai của Ung Chính đã lọt vào tầm mắt của ông. Khang Hi Đế rất coi trọng người cháu trai này. Hai năm trước khi Khang Hi Đế qua đời, Hoằng Lịch đều học tập bên cạnh Khang Hi Đế.

Dù Hoằng Lịch rất thông minh, nhanh nhẹn, nhưng Khang Hi Đế vẫn chưa quyết định người kế vị Hoàng vị. Nhưng một hôm, Khang Hi Đế bất ngờ cho triệu mẹ của Hoằng Lịch là Hữu Cổ Lộc Thị vào cung.

Khi nhìn thấy mẹ của Hoằng Lịch, Khang Hi Đế nhận thấy Hữu Cổ Lộc Thị không giống như người bình thường, và đặc biệt nhận thấy thể chất của mẹ Hoằng Lịch rất tốt.

Do đó, Khang Hi Đế có thể phán đoán thể chất của Hoằng Lịch cũng rất tốt, đây chính là một sự đảm bảo bởi Khang Hi Đế từ nhỏ đã bị đậu mùa nên rất chú trọng đến sức khỏe, thể chất của người kế vị.

Khang Hi Đế vẫn chưa yên tâm, liền cho người xem bói cho Hữu Cổ Lộc Thị, kết quả xem bói như sau: “tận hưởng “Phúc, Lộc, Thọ” của nhân gian”. Kết quả này càng khiến Khang Hi Đế tin rằng Hoằng Lịch chính là Hoàng đế của Đại Thanh trong tương lai. Chính vì thế, Khang Hi Đế truyền ngôi cho Ung Chính.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.