Phiên dịch viên và cơ hội việc làm

GD&TĐ - Phiên dịch hiện là một trong những ngành có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong thời buổi hội nhập kinh tế.

Với những lợi ích mà nghề phiên dịch mang lại, bao gồm cả thu nhập, sự trải nghiệm về văn hoá cũng như sự mở rộng trong các mối quan hệ,… nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành phiên dịch làm mục tiêu sống nghề nghiệp cho mình.

Dù số lượng học viên, sinh viên ngành du lịch ngày một tăng song các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn phiên dịch viên chất lượng. Vậy bạn đã biết những gì về ngành phiên dịch đang phát triển bùng nổ này? Hãy cùng tác giả tìm hiểu, khám phá thực trạng "khát" nhân lực ngành phiên dịch tại nước ta để hiểu hơn về ngành đang rất “nóng” này nhé.

Ngành phiên dịch là gì và làm gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, phiên dịch là công việc chuyển các văn bản hoặc thông tin trong các cuộc hội thoại từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên được nội hàm ý nghĩa của thông tin. Ngôn ngữ được phiên dịch có thể là ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau; ngôn ngữ cơ thể của người bị khuyết tật nghe – nói; ngôn ngữ thông qua các ký hiệu, hình học…

Những người làm công việc truyền đạt lại ngôn ngữ này thường được gọi là phiên dịch viên. Do công việc của họ liên quan đến việc truyền tải thông tin giữa các loại ngôn ngữ khác nhau nên đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ thành thạo cũng như phải có một vốn kiến thức văn hoá nhất định về nơi sinh ra loại ngôn ngữ đó.

Cách thức làm việc của nghề phiên dịch

Một số cách thức làm việc của nghề phiên dịch có thể kể đến như:

Phiên dịch song song: Thông thường, phiên dịch viên song song sẽ là người trực tiếp ngồi nghe các bên trao đổi trong cùng một không gian và trực tiếp trình bày về nội dung mà các bên đang trao đổi, đảm bảo cho các bên hiểu được đối phương đang muốn truyền đạt thông tin gì.

Phiên dịch tiếp nối: Phiên dịch viên sẽ nghe một bên trình bày trong năm phút hoặc hơn sau đó diễn giải những gì đã nghe sang ngôn ngữ của bên còn lại. Đối với hình thức này, phiên dịch viên cần ghi chú để có thể ghi nhớ hết những ý chính trong các bài phát biểu dài và thường được áp dụng trong các tình huống như họp hay trao đổi tại các buổi hội thảo.

Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu: Là hình thức chuyển đổi các câu nói thành ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại. Kiểu phiên dịch này thường diễn ra cùng lúc và luân phiên mỗi 30 phút bởi nó đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Công việc của một phiên dịch viên bao gồm những gì?

Ngoài công việc chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, một phiên dịch viên còn có thể đảm nhiệm một số công việc khác như:

– Xây dựng bộ từ vựng chuyên môn để có thể truyền tải thông điệp sát nghĩa nhất.

– Gặp gỡ và đàm phán với các đối tác, khách hàng.

– Tham gia vào các cuộc họp, hội nghị để thực hiện công việc phiên dịch.

– Cung cấp cách diễn giải các câu hỏi, tuyên bố, lập luận và giải thích.

Các yếu tố cần có đối với phiên dịch viên

Để có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp, người phiên dịch phải hội tụ được rất nhiều yếu tố. Sau đây là một số yếu tố mà tác giả cho rằng là những yếu tố cần và phải có

Kiến thức về ngôn ngữ

Để công việc dịch thuật diễn ra được mượt mà, bạn phải thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ bao gồm cả tiếng mẹ đẻ. Thêm vào đó, cần phải có sự hiểu biết nhất định về văn hóa đối với đất nước sử dụng ngôn ngữ mà bạn phiên dịch.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phiên dịch

Bạn cần thành thạo khả năng giao tiếp như rút gọn và đơn giản hóa trong lúc dịch thuật khi cần thiết để tránh gây lan man và không rõ ràng. Ngoài ra, dịch một cách lưu loát, phát âm đúng đồng thời kiểm soát được tốc độ và âm lượng là chìa khóa dẫn đến thành công trong phiên dịch.

Kỹ năng tra cứu

Dù vốn từ hay kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của chúng ta có tốt đến đâu thì việc “bí từ” đôi khi sẽ không thể tránh khỏi do trí nhớ của con người có giới hạn. Vì vậy, việc sử dụng công cụ phiên dịch thành thạo cũng là là một lợi thế lớn. Hiện tại, ngoài từ điển ra thì phiên dịch viên có thể sử dụng một số công cụ phổ biến như Trados, Transit, SDLX ,…

Khả năng xử lý tình huống

Xử lý tình huống cũng là một trong những kỹ năng để cần có đối với phiên dịch viên. Trong giao tiếp không thể tránh khỏi những hiểu lầm, xung đột, mâu thuẫn về cách hiểu. Kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ là một điểm cộng hoặc cũng có thể là giải pháp giúp cứu vãn một cuộc hội thoại sắp đi vào bế tắc.

Cơ hội việc làm đối với nghề phiên dịch viên

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành du lịch cũng thu hút lượng lớn khách nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ hậu đại đại Covid 19.

Những điều này đã tạo ra cơ hội việc làm vô cùng phong phú cho ngành phiên dịch. Xu hướng tuyển dụng cũng cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhân sự cho các vị trí phiên dịch viên tiếng Anh, phiên dịch viên tiếng Hoa, phiên dịch viên tiếng Nhật và phiên dịch viên tiếng Hàn.

Với tiềm năng phát triển mạnh và tầm quan trọng của của nghề phiên dịch nên thu nhập của nghề này cũng rất cao và ổn định. Cụ thể, mức lương trung bình nghề phiên dịch hiện dao động trong khoảng 60 USD – 300 USD/ngày, từ mức độ cơ bản cho đến cao cấp.

Ngoài thu nhập cao, nghề phiên dịch còn mang đến nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn kiến thức về văn hoá, kinh tế, giáo dục… mới cũng như được trải nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Phiên dịch vẫn luôn và sẽ luôn là ngành có sức hút đối với người học và người làm, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Tuy nhiên, công việc này chịu sự sàng lọc, đào thải rất khắc nghiệt. Để có thể trụ lâu dài với nghề đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi các kiến thức mới và nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân.

Trên đây là tổng hợp một số những kiến thức về ngành phiên dịch viên cũng như cơ hội làm việc đối với ngành phiên dịch trong tương lai mà tác giả đã rút ra được sau một thời gian học và hành nghề phiên dịch. Tác giả hy vọng có thể được cùng với các bạn đọc trao đổi, thảo luận sâu sắc hơn nữa về đề tài này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ